Nguồn nước gần nơi "vi khuẩn ăn thịt người" có khả năng nhiễm bệnh, hạn chế sử dụng tránh nhiễm chéo

Xã hội 09/06/2022 19:03

Bác sĩ đang tích cực điều trị cho bệnh nhân nhiễm ‘vi khuẩn ăn thịt người’ và lên tiếng cảnh báo người dân hạn chế sử dụng nguồn nước gần nơi nhiễm bệnh

Theo Người lao động đưa tin hận định bệnh Whitmore (còn gọi là vi khuẩn ăn thịt người) cực kỳ nguy hiểm, các bác sĩ ở Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên đang điều trị tích cực cho ca mắc đầu tiên ở đây là bé gái 9 tuổi.

Sáng cùng ngày, bác sĩ Lê Phúc, Phó giám đốc CDC Đắk Lắk, cho biết sau khi ghi nhận ca bệnh Whitmore, CDC đã làm việc với UBND huyện Ea Súp và Trung tâm Y tế huyện triển khai các biện pháp phòng chống bệnh. UBND huyện Ea Súp cũng đã tổ chức vệ sinh môi trường khu vực phát hiện bệnh Whitmore. Bên cạnh đó, quán triệt Trạm Y tế xã, Trung tâm Y tế huyện tăng cường công tác giám sát, khi phát hiện các ca nghi ngờ thì khẩn trương chuyển lên tuyến trên để chẩn đoán, điều trị kịp thời.

Nguồn nước gần nơi 'vi khuẩn ăn thịt người' có khả năng nhiễm bệnh, hạn chế sử dụng tránh nhiễm chéo - Ảnh 1
Một bệnh nhân bị vi khuẩn gây bệnh Whitmore tấn công, "ăn" một phần cánh mũi từng điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Sức khỏe và đời sống

"Chúng tôi khuyến cáo hạn chế tiếp xúc với nguồn nước tại khu vực phát hiện ca bệnh, nếu phải tiếp xúc thì bảo hộ chặt chẽ. Người dân cần ăn chín, uống chín và khi phát hiện dấu hiệu bất thường thì lên ngay cơ sở y tế để thăm khám" - bác sĩ Lê Phúc khuyến cáo.

Như Báo Người Lao Động đã phản ánh, ngày 8-6, bác sĩ Nay Phi La, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, cho biết vừa ghi nhận một trường hợp mắc bệnh Whitmore nguy hiểm.

Theo mẹ cháu V. khoảng ngày 26-5, cháu có triệu chứng sốt cao kèm sưng, đau vùng mang tai 2 bên nên đưa đi khám tại phòng khám tư nhân, uống thuốc 3 ngày nhưng không giảm.

Ngày 4-6, bệnh nhi được đưa tới khám tại Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên và nhập viện trong tình trạng sốt 39 độ C, tuyến mang tai 2 bên sưng to, góc hàm có điểm ấn mềm hóa mủ, đau nhiều, há miệng hạn chế…

Ngày 7-6, bệnh nhi sốt cao liên tục, áp xe tuyến mang tai 2 bên đã rạch, rỉ mủ máu, kết quả xét nghiệm dương tính với vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei là vi khuẩn gây ra bệnh Whitmore.

Làm cách nào phòng bệnh do 'vi khuẩn ăn thịt người'?

Chia sẻ trên Sức khỏe và đời sống, đây là bệnh không mới, cũng không lây từ người qua người, khó gây thành dịch. Tuy nhiên, bệnh khó phát hiện, khó chẩn đoán, dễ bị nhầm sang các bệnh lý khác, tỷ lệ tử vong cao.

Do đặc điểm dịch tễ, bệnh thường gia tăng vào mùa mưa (từ tháng 7-11).

Bệnh Whitmore (hay còn gọi là Melioidosis) là một bệnh nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei gây ra.

Vi khuẩn này tồn tại tự nhiên trong đất, có thể gây ô nhiễm nguồn nước và lây truyền chủ yếu qua da khi có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với đất, bùn, nước bị nhiễm khuẩn.

Tại Việt Nam, Whitmore được mô tả lần đầu tiên vào năm 1925 tại TP. HCM, sau đó là Hà Nội, Huế. Vi khuẩn B. pseudomallei khi vào cơ thể sẽ thâm nhập vào các bộ phận, thường gặp ở phổi. Bên cạnh đó là các cơ quan nội tạng như gan, thận, tim, cơ, da các tuyến tiêu hóa…

Theo Bộ Y tế, bệnh Whitmore gặp ở tất cả các độ tuổi, cả ở nam và nữ, gặp nhiều hơn ở người có nghề nghiệp tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với đất, nước. Bệnh dễ bị mắc ở những người có các bệnh mạn tính như đái tháo đường, bệnh thận, phổi, suy giảm miễn dịch…

Ngày 7/6, Việt Nam ghi nhận 960 trường hợp nhiễm COVID-19, tăng 158 ca so với ngày trước đó

Tính từ 16h ngày 6/6 đến 16h ngày 7/6, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 960 ca nhiễm mới, trong đó 0 ca nhập cảnh và 960 ca ghi nhận trong nước.

TIN MỚI NHẤT