Qua nghiên cứu, tham khảo các phương pháp xác định khối lượng rác phát sinh từ hộ gia đình, chủ nguồn thải đã được áp dụng hiệu quả từ các quốc gia phát triển trên thế giới và trên cơ sở điều kiện thực tiễn của TP.HCM, ngành môi trường dự kiến thực hiện tính tiền rác theo bốn cách.
- Vụ nổ súng tại Thái Nguyên: Hung thủ đã tử vong, ai sẽ là người chịu trách nhiệm trước pháp luật?
- Luật sư vụ bé gái 8 tuổi ở TP.HCM: Bố ruột chịu trách nhiệm đồng phạm tội 'giết người' là có căn cứ
Theo nguồn tin từ báo Pháp luật TP.HCM, bà Nguyễn Thị Thanh Mỹ, Phó Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM, cho biết: "Việc thực hiện thu tiền rác theo khối lượng phát sinh đã được nhiều quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Điển, Thái Lan… thực hiện. Tương tự, TP.HCM đã triển khai việc thực hiện thu tiền rác theo khối lượng phát sinh từ năm 2008.
Hiện nay, các quận, huyện đang triển khai giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH theo Quyết định 38/2018 và Quyết định 20/2021 của UBND TP".
Theo đó, giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH được quy định trên đơn vị tính là đồng/kg. Hộ gia đình và chủ nguồn thải chi trả giá dịch vụ theo khối lượng phát sinh theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền (chi trả cho công tác thu gom tại nguồn, vận chuyển và xử lý với lộ trình tăng giá dần dần). Việc chi trả tiền rác của hộ gia đình và chủ nguồn thải thực hiện hằng tháng theo hợp đồng ký kết với đơn vị thu gom rác.
Qua nghiên cứu, tham khảo các phương pháp xác định khối lượng rác phát sinh từ hộ gia đình, chủ nguồn thải đã được áp dụng hiệu quả từ các quốc gia phát triển trên thế giới và trên cơ sở điều kiện thực tiễn của TP.HCM, ngành môi trường dự kiến thực hiện tính tiền rác theo bốn cách sau:
Thứ nhất, cho hộ gia đình, chủ nguồn thải kê khai ban đầu khối lượng phát sinh. Trong quá trình lực lượng chức năng thực hiện hậu kiểm sẽ điều chỉnh phù hợp.
Thứ hai, xác định theo hệ số phát thải bình quân đầu người, từ 0,8 đến 1,3 kg/người/ngày nhân với số lượng nhân khẩu.
Thứ ba, xác định theo dung tích thùng chứa/túi chứa hoặc thống kê khối lượng cân trong tuần, trong tháng và tổng hợp bình quân.
Thứ tư, kết hợp cả ba phương pháp trên.
“Giai đoạn đầu đòi hỏi chính quyền địa phương phải bố trí nhân sự thực hiện việc xác định và thống kê khối lượng phát sinh của các hộ gia đình, chủ nguồn thải. Trên cơ sở đó sẽ triển khai và quản lý công tác thu chi giá dịch vụ theo quy định của UBND TP.HCM”- bà Mỹ nói.
Trước đó, theo nguồn tin từ báo Sài Gòn Giải Phóng, Từ ngày 1/1/2022, thực hiện Luật Bảo vệ môi trường 2020, tùy vào khối lượng hoặc thể tích rác thải nhiều hay ít mà mỗi gia đình, cá nhân phải trả chi phí hàng tháng. Quy định này khiến những thành phố lớn, nơi có mật độ dân cư đông và có số lượng chung cư nhiều, băn khoăn cách thức triển khai.