Các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật, mổ bắt con cho sản phụ mang thai 36 tuần mắc u mạch bánh nhau hiếm gặp. May mắn, bé chào đời khỏe mạnh.
- Xác minh thuốc TobraDex và Adcetris giả tại chợ thuốc Hapulico - Hà Nội và Viện Huyết học Truyền máu Trung ương
- Kết hôn 3 năm nhưng vẫn chưa có con, bác sĩ tá hóa khi người phụ nữ 25 tuổi từng phá thai 18 lần
Theo Báo Sức khỏe đời sống thông tin cho hay, sản phụ đến khám tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí khi mang thai lần đầu và thai được nhi 36 tuần.
Quá trình siêu âm, các bác sĩ phát hiện khối nang bánh nhau ngay vị trí bám của dây rốn và tiên lượng sản phụ sẽ sinh bằng phương pháp sinh mổ. Nếu sinh thường sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ, thậm chí khi có cơn co tử cung, cuống rốn căng lên nguy cơ đứt là rất lớn và tính mạng của thai nhi bị đe dọa.
Ngay lập tức, sản phụ được bác sĩ tiến hành phẫu thuật mổ lấy thai. Ca phẫu thuật diễn ra thuận lợi, bé trai chào đời khỏe mạnh với cân nặng 2,8kg. Riêng khối u sau khi phẫu thuật được các bác sĩ gửi làm xét nghiệm mô bệnh học và cho kết quả u mạch bánh nhau lành tính.
Đại diện bệnh viện cho biết, u mạch bánh nhau là khối u mạch máu không thuộc nguyên bào nuôi của bánh nhau với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1%. Khi phát triển khối u này có thể ảnh hưởng đến tuần hoàn nhau thai, dẫn đến thai nhi chậm tăng trưởng trong tử cung và có các biến chứng khác như: đa ối, thiếu máu, suy tim, phù thai…
Theo BV Đa Khoa Tâm Anh, mang thai là giai đoạn quan trọng đối với cuộc đời người phụ nữ, để hành trình thai sản được an toàn, nhẹ nhàng, mẹ bầu cần khám sức khỏe định kỳ và chú ý những dấu hiệu bất thường sau đây để có thể thăm khám kịp thời:
Xuất huyết âm đạo bất thường. Đối với nhau cài răng lược biểu hiện chính thường xuất huyết âm đạo ở tam cá nguyệt thứ 3;
Đau bụng đột ngột, cơn đau dữ dội và kéo dài;
Nhịp thai bất thường;
Bụng bầu có dấu hiệu căng cứng, mẹ bầu có thể bị choáng và ngất;
Có cơn gò tử cung.
Chẩn đoán một bệnh lý bánh nhau sẽ cần sự hỗ trợ rất nhiều từ người siêu âm như vị trí, độ dài của bánh nhau và những bất thường trên nhau (nhau vôi hóa sớm hay có nhiều hồ huyết…). Các bác sĩ sản khoa sẽ căn cứ trên những hình ảnh đó, từng độ tuổi và bệnh lý đi kèm để có thể tư vấn rõ hơn từng trường hợp. Hầu hết các vấn đề liên quan đến nhau thai không thể ngăn chặn trực tiếp. Tuy nhiên, thai phụ có thể thực hiện các bước sau để có một thai kỳ khỏe mạnh:
Thăm khám bác sĩ chuyên khoa thường xuyên suốt thai kỳ.
Thăm khám với bác sĩ để kiểm soát bất kỳ vấn đề sức khỏe nào như cao huyết áp.
Không hút thuốc hoặc dùng thuốc bất hợp pháp.
Tham khảo ý kiến chuyên môn trước khi quyết định mổ lấy thai chủ động