Kết hôn 3 năm nhưng vẫn chưa có con, bác sĩ tá hóa khi người phụ nữ 25 tuổi từng phá thai 18 lần

Tin y tế 06/04/2023 15:55

Tại cuộc gặp gỡ và khám bệnh, bác sĩ bất ngờ vì cô gái tiết lộ đã phá thai lên đến 18 lần.

Theo Zing, khi siêu âm, tử cung của cô gái này ‘tan nát’, dính buồng tử cung, rất khó có con trong tương lai. 

Theo thạc sĩ, bác sĩ Phan Chí Thành, Chánh Văn phòng Trung tâm đào tạo, Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Hà Nội đây là trường hợp phá thai nhiều lần nhất từng khám. Bệnh nhân không chia sẻ về độ tuổi quan hệ tình dục và phá thai lần đầu nhưng chắc chắc từ khi còn rất trẻ.

Khi siêu âm, tử cung của cô gái này "tan nát", dính buồng tử cung. Khoảng 90% trường hợp gặp phải tình trạng này là do can thiệp nạo hút lấy thai. Hiện tại, trường hợp này tiếp tục điều trị và chưa có thai.

Theo bác sĩ Thành, ông đã gặp rất nhiều trường hợp các bạn trẻ ở tuổi vị thành niên tránh thai bằng niềm tin bạn tình chung thủy, không mắc bệnh tình dục. Không ít trẻ vị thành niên được bố mẹ đưa tới khám đơn thuần vì chậm kinh 4-5 tháng, không biết mình mang thai. Đến khi siêu âm, cả bệnh nhân và gia đình đều "ngã ngửa" khi thai đã quá lớn. Thậm chí, họ chưa tin vào kết quả, yêu cầu bác sĩ xét nghiệm thêm máu để khẳng định.

Kết hôn 3 năm nhưng vẫn chưa có con, bác sĩ tá hóa khi người phụ nữ 25 tuổi từng phá thai 18 lần  - Ảnh 1
Nhiều trường hợp phá thai xảy ra. Ảnh: Internet

Bên cạnh đó, cũng có trường hợp bị đau bụng, viêm, lúc này, trẻ mới chia sẻ với bố mẹ. Khi tới khám, bệnh nhân đã bị viêm ứ mủ ở hai vòi trứng.

Theo Báo Người Lao Động mới đây, một trường hợp thiếu nữ 15 tuổi sinh con vào phòng sinh không biết rặn đẻ, sau đó tim thai suy, đầu không lọt. Các bác sĩ buộc phải chuyển mổ, em bé chào đời nặng 2,7 kg.  

Theo bác sĩ Sơn, tình trạng trẻ vị thành niên quan hệ tình dục, mang thai thực sự là vấn đề rất đáng lo ngại. Hiện nay, trong nhà trường chỉ cấp THPT mới có chương trình giáo dục giới tính, giáo dục sinh sản, ông Sơn cho rằng như vậy là hơi muộn, cần thiết đưa vào chương trình từ cấp THCS để giáo dục các em. Theo Bệnh viện Phụ sản - Nhi Quảng Nam, báo cáo mới nhất công bố cuối năm 2022 của Vụ Sức khỏe Bà mẹ trẻ em (Bộ Y tế), cho thấy số ca mang thai tuổi vị thành niên (15-19 tuổi) chưa có xu hướng giảm trong những năm gần đây, chiếm khoảng 2,5 - 3% tổng số phụ nữ mang thai. Mỗi năm, có thêm khoảng 3.000 ca phá thai ở tuổi vị thành niên tại các cơ sở y tế công lập, thực tế có thể cao hơn rất nhiều.

Kết hôn 3 năm nhưng vẫn chưa có con, bác sĩ tá hóa khi người phụ nữ 25 tuổi từng phá thai 18 lần  - Ảnh 2
Tình trạng trẻ sinh non ở nhiều phụ nữ. Ảnh: Người Lao Động

Theo Bác sĩ Thành, qua khảo sát từ các bệnh nhân, bác sĩ Thành nhận thấy khi mang thai ngoài ý muốn ở độ tuổi còn rất trẻ, các em thường phá thai ở các phòng khám nhỏ, kín đáo hoặc tự tìm hiểu trên Internet. Các em không dám đến các bệnh viện lớn vì đông người, sợ gặp người quen. Đôi khi, trẻ tự ra các hiệu thuốc mua thuốc về uống.

"Trường hợp tự phá thai bằng thuốc nhưng thai không nằm trong tử cung mà nằm ngoài tử cung. Đến khi thai vỡ, hậu quả là mất cả lít máu, nguy hiểm tới tính mạng", bác sĩ Thành cho hay.

Ông cũng phân tích khi mang thai ở độ tuổi quá trẻ, cả mẹ và thai nhi có thể phải đối mặt với rất nhiều rủi ro. Mang thai khi còn đang trên ghế nhà trường, các em thường giấu bố mẹ hoặc không biết mình mang thai nên không được khám thai và dinh dưỡng đầy đủ, nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt, tăng huyết áp, tiền sản giật. Ngoài ra, thai nhi cũng có nguy cơ dị tật do chất lượng trứng chưa tốt, dễ sẩy thai, đẻ non.

Từ thực tế này, vị chuyên gia nhấn mạnh trẻ cần được giáo dục lối sống lành mạnh, tự biết cách bảo vệ bản thân và trang bị kiến thức căn bản về sức khỏe sinh sản. Đây là việc rất cần thiết và nên tiến hành ngay.

Phú Thọ: Ngồi xem bạn câu cá, bé trai 13 tuổi bị lưỡi câu móc vào mắt gần tổn thương nhãn cầu

Khi đang ngồi xem bạn câu cá, bé trai không may bị lưỡi câu móc thấu mắt trái, dị vật găm sâu.

TIN MỚI NHẤT