Bệnh nhân ung thư sắp lên bàn mổ, gia đình xin hoãn lại vì thầy cúng phán: Giờ chưa đẹp, mổ là chết!

Tin y tế 04/05/2024 15:17

Khi bác sĩ tư vấn trước mổ, người thân của bệnh nhân lại vào xin hoãn bởi "đã xem ngày giờ nhưng sớm nay đột nhiên thầy cúng bấm lại lịch báo giờ xấu, mổ có thể sẽ chết". Do đó, gia đình lo lắng nên xin thay đổi lịch mổ và chờ ngày đẹp.

Theo thông tin từ VietNamNet, tình huống hy hữu này là của gia đình bệnh nhân N.V.T (62 tuổi, quê Hưng Yên). 

Cụ thể, nam bệnh nhân thường xuyên đau tức vùng thượng vị. Khi cơ thể sụt cân kèm theo tình trạng buồn nôn, ông vào Bệnh viện K (Hà Nội) kiểm tra. Bác sĩ phát hiện bệnh nhân có khối u dạ dày, sinh thiết là ung thư, được chỉ định mổ. Gia đình xin về nhà 3 ngày để chuẩn bị.

Trong suốt thời gian đó, vợ con ông T. tìm tới các thầy bói, thầy cúng để giải hạn, cầu cúng với hy vọng bệnh nhẹ. Ngày nhập viện, bệnh nhân được làm thủ tục chiếu chụp và các xét nghiệm cần thiết khác và chờ lên bàn mổ.

Buổi sáng, khi bác sĩ tư vấn trước mổ, người thân của bệnh nhân lại vào xin hoãn bởi "đã xem ngày giờ nhưng sớm nay đột nhiên thầy cúng bấm lại lịch báo giờ xấu, mổ có thể sẽ chết". Do đó, gia đình lo lắng nên xin thay đổi lịch mổ và chờ ngày đẹp.

Bệnh nhân ung thư sắp lên bàn mổ, gia đình xin hoãn lại vì thầy cúng phán: Giờ chưa đẹp, mổ là chết! - Ảnh 1
Bác sĩ khám cho người bệnh - Ảnh: VietNamNet

Sau khi được các bác sĩ đã giải thích và tư vấn tâm lý, người bệnh đồng ý mổ dù gia đình còn lo lắng. Ca mổ kéo dài 2,5 tiếng thành công. Sau mổ, bệnh nhân hồi phục tốt.

Một trường hợp khác cũng vì nghe theo lời thầy bói mà suýt làm lỡ việc chữa trị là chị Nông Thị Ch. 54 tuổi (huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng). Dẫn tin từ Dân Trí, từ đầu năm ngoái, chị Nông Thị Ch. đã xuất hiện những cơn co giật nửa người, kèm theo các đợt rối loạn trí nhớ, không nhớ việc đang định làm. Gia đình hoang mang, cho rằng chị bị "ma bắt", nên đã mời thầy cúng đến trừ tà ma nhưng không khỏi.

Gần đây chị Ch. mới quyết định đến Bệnh viện K (Hà Nội) khám. Tại đây, chị được chỉ định chụp phim và ghi điện não đồ, phát hiện có khối tổn thương vùng não thái dương trái. Đây là nguyên nhân gây co giật, giảm trí nhớ của chị.

"Nhà tôi cứ như bị ma ám, tôi không nghĩ vợ tôi có thể chữa khỏi con ma ám này, nhưng bác sĩ đã giải thích về bệnh tật và được động viên mổ sẽ chữa được bệnh, nên tôi cũng chỉ biết nhờ cậy đến y học và các bác sĩ", chồng bệnh nhân Ch. chia sẻ.

Sau khi hội chẩn, các bác sĩ nhận định đây là ca mổ phức tạp vì khối u dạng u máu nằm ở vị trí cạnh vùng nói và vùng trí nhớ của người bệnh. Việc lựa chọn chiến lược điều trị cũng được tính toán kỹ nhằm đảm bảo lấy bỏ khối u và vùng gây động kinh mà vẫn giữ được các vùng chức năng phát âm, hiểu ngôn ngữ, và vùng trí nhớ.

Bệnh nhân ung thư sắp lên bàn mổ, gia đình xin hoãn lại vì thầy cúng phán: Giờ chưa đẹp, mổ là chết! - Ảnh 2
Khối u của bệnh nhân là dạng u máu nằm ở vị trí cạnh vùng nói và vùng trí nhớ của người bệnh - Ảnh: Dân Trí

Các bác sĩ khoa Ngoại thần kinh đã tiến hành vi phẫu thuật lấy bỏ khối u, đồng thời ứng dụng ghi điện não đồ trong mổ để xác định vùng gây co giật (động kinh) nhằm cắt bỏ vùng gây động kinh cho người bệnh.

Sau 4 giờ phẫu thuật, ca mổ thành công, bệnh nhân tỉnh, chức năng ngôn ngữ và trí nhớ được bảo vệ toàn bộ.

Hãng dược AstraZeneca lần đầu thừa nhận vắc xin COVID-19 gây đông máu, kèm theo hội chứng nguy hiểm khác

Hãng dược phẩm Anh – Thuỵ Điển AstraZeneca thừa nhận vắc xin này có thể gây đông máu kèm theo hội chứng giảm tiểu cầu (TTS).

TIN MỚI NHẤT