Rau mồng tơi nhiều chất nhầy, nhiều nước giúp làm mềm phân và tăng nhu động ruột, từ đó người bị táo bón có thể đi đại tiện dễ hơn. Mồng tơi thường được chế biến trong các món canh cua, tôm khô hoặc rau mồng tơi xào tỏi, xào bò.
- Bộ phận 'kinh dị' của lợn được sánh quý như vàng lỏng: Dùng để làm thuốc, ngừa nhiều loại bệnh không ngờ
- Chuyện hy hữu: Hai bé chào đời cùng vòng tránh thai của mẹ
Rau mồng tơi là loại rau quen thuộc, thường xuất hiện phổ biến trong bữa cơm hàng ngày của người Việt. Rau sở hữu hàm lượng dinh dưỡng chứa vitamin C, A, PP, B1, B2, B12, B9, pectin; saponin; polysaccharide; tinh bột; protein; chất béo, khoáng chất (canxi, sắt,...) và giàu chất xơ giúp cải thiện hệ tiêu hóa hiệu quả.
Do đó, rau mồng tơi là rau ‘cực vượng’ trong mùa hè. Loại rau này khá rẻ mà mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho cơ thể. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, rau mồng tơi có tính mát, cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.
Theo thông tin từ báo Gia đình và Xã hội, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – Nguyên phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, những nguồn dưỡng chất có trong rau mồng tơi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xương, tăng mật độ xương. Ngoài ra, ăn thường xuyên rau mồng tơi còn hỗ trợ điều trị táo bón, thanh nhiệt, hạ huyết áp, giảm cholesterol, có lợi cho gan…
Dựa vào các nghiên cứu, trong rau mồng tơi có chứa chất nhầy pectin giúp nhuận tràng, chống béo phì. Chính vì vậy những món ngon từ rau mồng tơi tốt với người muốn giảm cân. Một tuần ăn 3- 5 lần còn giúp làm sạch ruột tự nhiên vừa có vòng eo thon gọn.
Loại rau này có thể chế biến được nhiều món ăn ngon như luộc, xào, nấu canh cua...
Lưu ý khi chế biến rau mồng tơi
- Nên chọn rau mồng tơi tươi ngon, lá xanh mướt, không bị dập nát, úa vàng.
- Rửa sạch rau mồng tơi nhiều lần dưới vòi nước chảy để loại bỏ bụi bẩn và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
- Nên nấu rau mồng tơi vừa chín tới, không nên nấu quá lâu để giữ được vitamin và khoáng chất cũng như màu xanh của rau.
- Không nên xào rau mồng tơi với dầu mỡ. Rau mồng tơi chứa nhiều chất nhầy có tác dụng hấp thụ cholesterol. Khi xào với dầu mỡ, chất béo trong dầu sẽ bám vào chất nhầy, làm giảm khả năng hấp thụ cholesterol của rau.
- Người tiêu hóa kém như tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng nên hạn chế ăn mồng tơi.