Thịt lợn là nguyên liệu phổ biến trên bàn ăn, mang một lịch sử văn hóa phong phú và truyền thống ẩm thực khiến nó trở nên phổ biến trên khắp thế giới.
- Bé 11 tháng tuổi mắc chứng tắc tá tràng bẩm sinh hiếm gặp
- Sau 3 ngày sốt cao, ngỡ ngàng con 10 tháng tuổi mắc bệnh amip "ăn não"
Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng, có một bộ phận bí ẩn và quý giá ẩn giấu trong cơ thể lợn, có tác dụng chăm sóc sức khỏe và có thể làm giảm đáng kể huyết áp, lipid máu và lượng đường trong máu. Phần này chính là mật lợn.
Mật lợn từ xa xưa đã được mệnh danh là "vàng lỏng", hội tụ tinh hoa và sức sống của lợn. Theo lý thuyết của y học cổ truyền Trung Quốc, túi mật có nhiều chức năng như thanh nhiệt và giải độc, thông mật và loại bỏ sỏi, hạ huyết áp và lipid... Nghiên cứu y học hiện đại cũng đã xác nhận rằng mật lợn rất giàu axit mật và nhiều hoạt chất sinh học, có tác dụng hạ huyết áp, hạ lipid và hạ đường huyết đáng kể.
Theo thông tin từ báo Sohu, một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Dược liệu Trung Quốc chỉ ra, axit mật có thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo một cách hiệu quả, làm giảm hàm lượng cholesterol và chất béo trung tính trong máu, từ đó làm giảm nồng độ lipid trong máu. Đồng thời, nó cũng có thể tăng cường độ đàn hồi của mạch máu, mở rộng mạch máu, cải thiện lưu thông máu và ngăn ngừa cao huyết áp. Đối với những bệnh nhân bị tăng đường huyết, mật lợn còn có chức năng điều hòa lượng đường trong máu, có thể thúc đẩy quá trình tiết insulin, cải thiện việc sử dụng glucose của cơ thể và giữ cho lượng đường trong máu ổn định.
Nghiên cứu của một nhóm nhà khoa học Nhật Bản Hiro Watanabe, Kyosuke Fujita năm 2018 cũng cho thấy mật lợn làm giảm hàm lượng chất béo trung tính trong gan ở chuột. Nghiên cứu khác đăng trên tạp chí khoa học Nature của Anh cũng cho thấy, chiết xuất axit chenodeoxycholic từ dịch mật lợn giúp làm giảm độ bão hòa cholesterol trong mật, chủ yếu được sử dụng để điều trị sỏi mật trên lâm sàng rất tốt.
Điều đáng nói là tác dụng chăm sóc sức khỏe của mật lợn không thể đạt được chỉ sau một đêm mà cần phải sử dụng lượng thích hợp trong thời gian dài. Vì vậy, chúng ta có thể bổ sung một số sản phẩm từ mật lợn như bột mật, viên nang mật... với lượng thích hợp theo tư vấn của thầy thuốc.
Bên cạnh đó, theo bộ Y tế, mật lợn ít được dùng tươi vì rất đắng, khó uống và không để được lâu. Thông thường khi cắt túi mật, hứng nước mật lợn vào bát đã khử khuẩn. Lọc, đun cách thủy, vừa đun vừa khuấy đều đến khi nghiêng bát mà không thấy mật chảy ra là được cao đặc có màu vàng, hơi xanh. Hoặc nhỏ từ từ dung dịch phèn chua bão hòa vào nước mật đến khi kết tủa. Lọc để lấy tủa. Rửa tủa bằng nước cất để loại phèn chua. Đựng tủa trong một đĩa men cho vào tủ sấy ở nhiệt độ dưới 70 độ C. Đến khi khô, để nguội, tán thành bột sẽ được cao khô.
Cao mật lợn khô được dùng làm thuốc trong những trường hợp sau:
Chữa ho gà: Tán mịn cao mật lợn khô với tỷ lệ 20mg cao trộn với 1ml sirô. Ngày uống 3 lần. Trẻ dưới 1 tuổi: mỗi lần 1/2 thìa cà phê; 1-2 tuổi uống 1 thìa cà phê; 3 tuổi 1 thìa rưỡi; hơn 3 tuổi 2 thìa.
Chữa đại tiện táo: Bột cao mật lợn khô, tá dược vừa đủ, hoàn viên. Người lớn ngày uống 2 lần vào sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ, mỗi lần 0,3-0,6g. Nếu táo bón nhiều dùng ngày đầu 2g ngày, chia 2 lần rồi giảm dần.
Chữa đau dạ dày, viêm đại tràng: cao mật lợn cô cách thủy, tá dược hoàn viên, ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 0,5 - 1g, trước bữa ăn.
Dùng ngoài bôi vào vết thương
Chữa bỏng: Nước mật lợn để nguyên hoặc cô đặc phối hợp với hoàng bá (Nam dược thần hiệu).
Chữa nhọt độc: Nước mật lợn phối hợp với nghệ vàng hoặc gừng tươi.
Chữa vết thương phần mềm: Cao mật lợn phối hợp với củ hành tươi, tỏi, lá trầu không, lá ớt.
Thông đại tiện: Cao mật đặc với ít giấm đem thụt vào hậu môn.