Có rất nhiều lời cảnh báo về những tai nạn trẻ thường gặp phải, nhất là khi ngạt nước.
- Nữ diễn viên người Nhật giảm 7.5kg trong 1 tháng rưỡi, bí quyết đơn giản nằm ở 1 món ăn
- Cách phân biệt khi bạn nhiễm biến thể XBB, XBB.1.5, BA.5: Chưa có bằng chứng nào cho thấy biến thể XBB.1.5 gây ra triệu chứng nặng hơn
Theo VietNamnet, bệnh viện Nhi đồng 2 thường xuyên tiếp nhận trẻ bị đuối nước, hầu hết đều đưa vào muộn với nhiều yếu tố nguy hiểm.
Trong trường hợp bị ngạt quá 4 phút, nạn nhân sẽ có tổn thương não, quá 10 phút có thể gây tử vong, nếu sống sót có thể bị di chứng não nặng nề.
Tại Việt Nam, đuối nước là 1 trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em từ 5 đến 14 tuổi. Theo số liệu của Bộ LĐTB&XH, tình hình đuối nước trẻ em đã giảm trong những năm vừa qua, mỗi năm giảm từ 3-5%, tương đương với trung bình mỗi năm giảm 100 trường hợp trẻ em bị tử vong do đuối nước.
Tuy nhiên mỗi năm, vẫn còn gần 2.000 trẻ em dưới 16 tuổi tử vong do đuối nước. Vì vậy, công tác phòng, chống đuối nước trẻ em là một trong những mục tiêu quan trọng trong Chương trình quốc gia phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2021-2030 của Chính phủ.
Khung giờ vàng để sơ cứu trẻ
Là một dạng của ngạt, do nước vào phổi, gây co thắt thanh quản dẫn đến tắc nghẽn đường thở khi nạn nhân ở trong nước, nhất là khi thời gian chìm dưới nước lâu (từ 5 phút trở lên) hoặc do không biết sơ cứu đúng cách. Tuy nhiên, trong những trường hợp này, chúng ta không nên quá hoảng sợ mà cần phải bình tĩnh để thực hiện các bước sơ cứu cho bé trong lúc chờ người tới giúp hay chờ xe cứu thương.
Theo bác sĩ Nguyễn Minh Tiến - phó trưởng khoa hồi sức Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM) chia sẻ trên Báo Tuổi Trẻ, sơ cứu tại chỗ và đúng kỹ thuật là quan trọng nhất, quyết định sự sống còn của nạn nhân. Bởi các nạn nhân ngưng thở ngưng tim không được cấp cứu thổi ngạt và ấn tim tại nơi xảy ra tai nạn hoặc trong lúc vận chuyển tới cơ sở y tế sẽ làm não và các cơ quan thiếu oxy kéo dài, chết tế bào não, dẫn tới tử vong hoặc di chứng não nặng nề.
Trường hợp khi vớt trẻ lên và lay gọi mà trẻ vẫn mê man, môi tím tái, lồng ngực không di động tức là trẻ đã bị ngưng thở, ngưng tim, chúng ta phải tiến hành sơ cấp cứu ngay cho trẻ bằng cách dùng 1 lòng bàn tay (với trẻ dưới 8 tuổi) hoặc 2 lòng bàn tay (với trẻ trên 8 tuổi) ấn tim 30 cái tại 1/2 dưới xương ức và thổi nghẹt 2 cái theo tỉ lệ 30:2, với trẻ nhỏ thì lấy miệng mình ôm kín mũi miệng trẻ và thổi chậm, với trẻ lớn lấy 2 ngón tay bóp mũi trẻ lại và thổi qua miệng, với cách này chúng ta sẽ cứu sống được trẻ.
Trường hợp có 2 người sẽ làm theo tỉ lệ 15:2 tức ấn tim 15 cái, thổi nghẹt 2 cái, tất cả làm trong khoảng 2 phút (5 lần), nếu trẻ tỉnh và thở được đưa ngay trẻ đến bệnh viện, nếu trẻ chưa tỉnh thì tiếp tục làm đến khi trẻ tỉnh hoặc khi cấp cứu y tế đến. Nếu không thực hiện cấp cứu tại chỗ mà đưa trẻ đi khi trẻ đang ngạt nước thì rất có thể trẻ sẽ tử vong ngay trên đường.
Thói quen sai khi sơ cứu trẻ
Khi trẻ bị ngạt, đuối nước, chúng ta phải vớt trẻ lên ngay, nếu thấy trẻ còn tự thở được…, lập tức đặt trẻ nằm nghiêng trên mặt phẳng cứng, cởi đồ và lau khô cho trẻ, đồng thời nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. Tất cả các trường hợp trẻ bị ngạt nước dù còn tỉnh táo vẫn phải đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chăm sóc, vì rất có thể trẻ sẽ có nguy cơ bị suy hô hấp sau đó.
Theo TS. BS. Phạm Văn Quang thông tin trên Báo Sức khỏe và đời sống, một số người dân thường có thói quen xóc nước khi trẻ bị ngạt nước, tức là vác trẻ lên vai và chạy để nước trong bụng trẻ chảy ra, có một vài ca khi làm như vậy vô tình kích thích làm cho trẻ thở lại được.
Tuy nhiên, khi trẻ bị ngạt nước, nước ngấm vào phổi làm cho trẻ bị thiếu oxy dẫn đến trẻ bị ngưng tim, trong khi xóc nước ta chỉ lấy được nước trong bao tử trẻ ra, chưa kể việc xóc nước còn có thể làm chậm thời gian vàng để cấp cứu bé; có nguy cơ trượt té làm rớt trẻ gây chấn thương sọ não; khi nước trong bụng ra có nguy cơ trào vào phổi làm cho trẻ suy hô hấp nhiều hơn. Vậy nên xóc nước có hại chứ không hề có lợi và phải bỏ ngay.
Ngoài ra, người dân miền Tây còn có thói quen lăn lu để cấp cứu trẻ ngạt nước. Họ để lu nằm ngang xuống và đặt trẻ lên lu, hơ lửa bên trong lu để sưởi ấm cho trẻ với hy vọng trẻ sẽ sống lại. Biện pháp này có nguy cơ làm cho bé bị phỏng chứ không cứu được trẻ.
Từ nhiều trường hợp trẻ bị ngạt nước, bác sĩ Phát khuyến cáo trên Tuổi Trẻ Online, bên cạnh việc cho con trẻ học bơi, phụ huynh nên cảnh giác cho trẻ những tình huống nguy hiểm. Bởi khi biết bơi, trẻ dễ chủ quan và thường dẫn đến tai nạn bất ngờ.
Phụ huynh chỉ nên cho trẻ tham gia các hoạt động dưới nước trong tầm kiểm soát, những người có kinh nghiệm bơi lội, để tránh những tai nạn tương tự xảy ra. Với nhân viên tại hồ bơi, phải nhắc nhở trẻ lựa chọn hồ có độ sâu thích hợp lứa tuổi và tầm vóc.
Không để trẻ nhỏ một mình ở nhà, đậy kín các vật chứa nước trong nhà.Tránh ăn no, không uống rượu trước khi xuống nước. Chỉ đi bơi ở các hồ bơi bảo đảm an toàn và có nhân viên cứu hộ giám sát. Trẻ em khi bơi phải mang áo phao và được người lớn giám sát. Không cho trẻ chơi một mình gần ao, hồ, kênh, rạch, sông.Không cho bệnh nhân động kinh bơi…