Hãy làm điều này trong 5 phút mỗi sáng để có một ngày minh mẫn và tinh thần thoải mái

Sức khỏe 08/04/2022 17:51

Dựa trên lời khuyên của Tiến sĩ tâm lý học Jessica Jacksonvà Tiến sĩ Samantha Boardman, một bác sĩ tâm thần đã giới thiệu 4 thói quen trong lối sống của của họ mà bạn có thể làm để tăng sức mạnh tinh thần và khả năng phục hồi của mình trên đài truyền hình kinh tế Mỹ CNBC.

Hãy làm điều này trong 5 phút mỗi sáng để có một ngày minh mẫn và tinh thần thoải mái - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Tất cả chúng ta đều trải qua những khó khăn khác nhau trong một thời điểm nào đó không lường trước được. Từ "kiên cường" dùng để chỉ nghị lực vươn lên trở lại sau những khó khăn như vậy. Đó là khả năng vượt qua những khó khăn, căng thẳng trong cuộc sống và hồi phục một cách nhanh chóng. Mỗi cá nhân khác nhau sẽ có khoảng thời gian phục hồi khác nhau nhưng nó đều là kết quả để khẳng định sự trưởng thành của bản thân.

Trong trạng thái căng thẳng và mệt mỏi liên tục như vậy việc chúng ta có thể giải quyết chu toàn mọi việc là không có khả năng và khiến vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn. Dựa trên lời khuyên của Tiến sĩ tâm lý học Jessica Jacksonvà Tiến sĩ Samantha Boardman, một bác sĩ tâm thần đã giới thiệu 4 thói quen trong lối sống của của họ mà bạn có thể làm để tăng sức mạnh tinh thần và khả năng phục hồi của mình trên đài truyền hình kinh tế Mỹ CNBC.

1. Hãy tự kiểm tra tâm trạng của mình trong 5 phút mỗi sáng

Nếu bạn không chú ý đến những suy nghĩ và cảm nhận của bạn sẽ khiến bạn dễ dàng trải qua một ngày một cách máy móc mà không cảm nhận được sức sống trong công việc. Vì vậy hãy dành thời gian mỗi sáng để cảm nhận cảm xúc của bạn. 

Tiến sĩ Jackson khuyên bạn nên bắt đầu bằng những câu hỏi như "Tôi đang cảm thấy thế nào?" "Tôi cần gì hôm nay" và "Tôi muốn trải qua một ngày như thế nào". Dành thời gian ngồi yên lặng và suy ngẫm về những câu hỏi này sẽ giúp bạn tìm ra những điều chỉnh phù hợp để đối phó với những cảm xúc tiêu cực và tránh căng thẳng trong ngày hôm đó.

2. Tạo ra 'những khoảnh khắc' tích cực

Bộ não của chúng ta có xu hướng nhận thức nguy hiểm trước tiên, vì vậy chúng ta thường lưu giữ những cảm xúc tiêu cực nhiều hơn là tích cực. Giải pháp cho thói quen xấu này là tạo ra 'những khoảnh khắc' tích cực.

Thật dễ dàng để bỏ qua những khoảnh khắc nhưng chỉ cần bạn chú ý hơn một chút bạn có thể dễ dàng tìm ra người hoặc điều mang lại cho bạn niềm vui trong khoảnh khắc đó như cái ôm của con mỗi sáng, lời chào của người hàng xóm thân thiện,... Tiến sĩ Bodman cho biết "Các kết nối có ý nghĩa hoặc các hoạt động mang lại cảm giác thoải mái giúp tăng khả năng phục hồi của chúng ta bằng cách tạo ra khoảng đệm ngăn giữa bản thân và những căng thẳng mà chúng ta chắc chắn gặp phải trong cuộc sống".

Hãy nghĩ về cách bạn có thể kết hợp những khoảnh khắc yêu thích vào cuộc sống hàng ngày của mình, cho dù đó là nói chuyện điện thoại với bạn bè hay nghe bài nhạc yêu thích của bạn.

3. Kiểm tra thói quen sử dụng mạng xã hội của bạn

Mạng xã hội làm tăng các triệu chứng lo lắng và trầm cảm ở cả thanh thiếu niên và người lớn, làm suy yếu sức khỏe và khả năng phục hồi cảm xúc của chúng ta. Dù không thể cắt Internet tất cả cùng một lúc, nhưng Tiến sĩ Boardman khuyên bạn nên cân nhắc lại thói quen sử dụng mạng xã hội của mình. Xem liệu có những trang hoặc những người bạn cần 'hủy theo dõi' để tránh làm tốn thời gian và năng lượng tích cực của bạn ngày hôm đó. Hạn chế lượng thời gian bạn dành cho trực tuyến cho các mục đích khác ngoài công việc hoặc học tập.

4. Thực hành thiết lập ranh giới

Thiết lập ranh giới là một kỹ năng rất quan trọng để xây dựng khả năng phục hồi cho tinh thần bởi vì nó giúp bạn lựa chọn những gì được bản thân cho phép tiến vào trong cuộc sống của bạn. Jackson nói "Khả năng phục hồi phải là việc sắp xếp thứ tự ưu tiên cho nhu cầu của một người. Ví dụ, nếu bạn có cuộc hẹn ăn tối với một người bạn, nhưng bạn cần ở nhà và thư giãn, bạn không nên cảm thấy tồi tệ khi từ chối và vào hôm khác."

Thảo luận về ranh giới của bạn lúc đầu có thể khiến bạn cảm thấy không thoải mái. Nhưng dần dần chia sẻ cảm xúc của bạn và nói "không" mà không cảm thấy tội lỗi có nghĩa là bạn đã tiết kiệm được "năng lượng có hạn" của bạn để tránh tổn hại đến sức khỏe tinh thần của bạn. Điều quan trọng là phải biết giới hạn của bạn ở đâu và tôn trọng những cảm xúc này trước khi cảm thấy kiệt sức.

(Theo Kormedi)

5 chiến lược đánh bay cơn mệt mỏi khi nuôi dạy trẻ

Căng thẳng trong việc nuôi dạy con cái đã tăng vọt trong thời kỳ đại dịch, và nó vẫn khiến nhiều bậc cha mẹ khó chịu. Vì vậy hãy vạch ra những kế hoạch đơn giản để giúp cha mẹ cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc mỗi ngày.

TIN MỚI NHẤT