Quả sung là loại quả dân dã không còn xa lạ gì với mỗi người chúng ta. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm được trái sung có tác dụng gì. Cùng khám phá ngay chi tiết!
- Lương y "bật mí" những món ăn rẻ tiền nhưng cực tốt cho sinh lý đàn ông: Vợ chăm nấu, chồng sẽ khỏe khoắn, "sung mãn" đến bất ngờ
- Giữa mùa dịch COVID-19, WHO khuyên có "4 món phải hạn chế, 2 món cần bổ sung đầy đủ" để tăng cường miễn dịch, chống bệnh hiệu quả
Trái sung là loại quả thường được dùng để ăn kèm với các món trong bữa cơm, ăn sống chấm muối, bày trên mâm ngũ quả,… Trái sung có tác dụng gì? là điều ít người biết đến. Đặc biệt, loại quả này từ lâu đã là một vị thuốc quý trong Đông y.
Quả sung còn được biết đến với những tên khác là vô hoa quả, phẩm tiên quả, nãi tương quả, mật quả, thiên sinh tử, ánh nhật quả, văn tiên quả,... Quả sung khi sống có vị chát. Quả khi chín có vị ngọt, ruột đỏ, thường mọc thành từng chùm.
Kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy, trong quả sung có chứa glucose, saccarose, quinic acid, shikimic acid, oxalic acid, citric acid, malic acid, auxin, các nguyên tố vi lượng như canxi, photpho, kali... và một số vitamin như C, B1... Những hiệu quả chữa bệnh của quả sung có thể kể đến như nhuận tràng, hạ huyết áp và phòng chống ung thư.
Trong y học cổ truyền, quả sung có vị ngọt, tính bình, thường được dùng để chữa một số chứng bệnh như viêm ruột, táo bón, sa thực tràng, viêm họng,…
1. Những công dụng tuyệt vời của quả sung
Ăn quả sung có tốt không? Câu trả lời là CÓ. Cụ thể những tác dụng tuyệt vời của loại quả này bao gồm:
+ Điều trị các vấn đề về tình dục
Với hàm lượng chất xơ và Amino Axit dồi dào, dùng quả sung là cách điều trị yếu sinh lý và xuất tinh sớm hiệu quả. Sung được biết đến là “bí kíp phòng the” giúp gia tăng ham muốn, khoái cảm. Đồng thời, loại quả này còn giúp thông huyết, bổ huyết và tăng cường sức khỏe.
Quả sung ngâm rượu có tác dụng gì?
Để cải thiện tình trạng yếu sinh lý, phái mạnh có thể dùng quả sung ngâm rượu hoặc bổ sung quả sung vào chế độ ăn uống hàng ngày. Phương pháp chữa bệnh này có ưu điểm rất an toàn, dễ thực hiện và tiết kiệm được chi phí.
+ Có tác dụng hạ huyết áp
Kali là thành phần hóa học được tìm thấy trong quả sung, có hiệu quả giúp ngăn ngừa huyết áp. Loại quả này được khuyên sử dụng trong chế độ ăn uống nhiều rau xanh của người cao huyết áp.
+ Giúp xương khớp chắc khỏe hơn
Trong quả sung chín có chứa nhiều vi chất như kali, canxi, mangan giúp tăng cường sự cứng cáp, chắc khỏe của xương. Kali giúp cho Canxi không bị bài tiết. Mangan giúp tiêu hóa thức ăn nhanh hơn.
+ Trị táo bón
Chất xơ và prebiotic là những thành phần có trong quả sung sẽ giúp kích thích nhu động ruột. Đồng thời tạo điều kiện để những vi khuẩn đường ruột có lợi phát triển nhanh hơn.
Từ đó, mang đến hiệu quả hấp thụ dưỡng chất cho cơ thể tốt hơn và tránh được các căn bệnh về đường ruột, trị táo bón.
+ Giảm cholesterol
Quả sung có chứa chất Pectin. Đây là chất xơ hòa tan mang đến hiệu quả giảm cholesterol trong máu tốt. Giúp bảo vệ hoạt động của túi mật, ống mật, bào mòn sỏi mật.
+ Giúp thuyên giảm triệu chứng bệnh Alzheimer
Alzheimer là nguyên nhân gây ra chứng suy giảm trí nhớ. Kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy, sử dụng quả sung mang đến tác dụng tốt trong giảm các triệu chứng của bệnh Alzheimer.
+ Trị đau họng, viêm phế quản
Khi nhắc đến công dụng của quả sung, sẽ là một thiếu sót khi không nhắc đến hiệu quả hỗ trợ điều trị hiệu quả những vấn đề về hô hấp như viêm họng, hen suyễn, viêm phế. Nhờ có chứa những thành phần tự nhiên, quả sung giúp điều trị những căn bệnh về đường hô hấp thường gặp ở con người.
+ Ngừa thoái hóa điểm vàng
Thoái hóa điểm vàng là một trong những nguyên nhân dẫn đến mù lòa, suy giảm thị lực. Thành phần của quả sung chứa những hợp chất tự nhiên giúp tăng cường thị lực, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng.
+ Tăng cường sức khỏe tim mạch
Với nhiều axit béo như Phenol, Omega 3, Omega 6, quả sung giúp giảm hiệu quả nguy cơ mắc bệnh mạch vành ở người. Không chỉ quả sung, lá sung có tác dụng tốt trong ngăn ngừa một số bệnh về tim mạch.
+ Ngăn ngừa bệnh ung thư
Kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy, trong quả sung có chứa những chất như: Coumarin, Pectin, Peta-carotene, Sắt, Kẽm và các vitamin A, C, E, K giúp giảm cholesterol. Thường xuyên dùng quả sung là cách hiệu quả để ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến,..
+ Giảm cân
Thêm quả sung là một sự lựa chọn hợp lý trong thực đơn giảm cân của bạn. Với đa dạng những thành phần có lợi và hàm lượng chất xơ dồi dào, dùng quả sung là cách hiệu quả để giảm cân, lấy lại vóc dáng khỏe khoắn, thon gọn. Bạn có thể ăn sống mỗi ngày 1 chùm hoặc đem muối để ăn dần.
+ Làm đẹp
Không những mang đến hiệu quả chữa bệnh, ngăn ngừa ung thư, quả sung còn giúp cải thiện làn da và sắc đẹp hiệu quả. Trong thành phần của quả sung có chứa flavonoid và polyphenol.
Hiệu quả cao trong khả năng cải thiện sắc tố da, mang đến làn da khỏe mạnh, trắng trẻo, làm chậm quá trình lão hóa da. Bên cạnh đó, giúp mái tóc mượt mà, chắc khỏe. Nếu thường xuyên sử dụng quả sung thì một số căn bệnh ngoài da như vẩy nến cũng được hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Muốn làm đẹp da bằng quả sung, bạn có thể dùng 3 đến 5 quả sung ép đem pha với sữa tươi. Sau khoảng 2 tuần dùng điều độ bạn sẽ thấy tiến triển rõ.
+ Ngừa mụn hiệu quả
Nhựa của quả sung xanh giúp ngăn ngừa mụn và loại bỏ mụn trên da.
Cách thực hiện: Cắt quả sung xanh lấy phần nhựa bôi lên phần da sưng đỏ đã rửa sạch, lau khô. Bôi nhiều lần trong ngày. Có thể trộn chung với lá non, giã nát và đắp lên chỗ đau. Tùy vào tình trạng mụn mà thực hiện cách đắp khác nhau. Với mụn chưa có mủ thì đắp kín, nếu mụn đã vỡ mủ có thể đắp để hở một chỗ bằng hạt ngô.
Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn hãy kiên trì thực hiện khoảng 2 tuần. Tuy nhiên, sau khi bôi xong bạn cần lưu ý tránh nắng vì có thể khiến làn da dễ bị ngăm đen. Ngoài ra, bạn còn có thể dùng sung chín sao khô, tán bột rồi rắc lên tổn thương
+ Trị đau bao tử
Với cách dùng trái sung trị đau bao tử, bạn sẽ không cần phải tốn nhiều thời gian để thực hiện. Lý do bởi đây là những cách làm đã được lưu truyền từ lâu đời và không tốn nhiều chi phí thực hiện. Quả sung là nguồn chứa chất chống oxy hóa tuyệt vời, giúp cung cấp khả năng sát trùng, diệt khuẩn.
Đây còn là một loại thực phẩm giúp kích thích tiêu hóa hiệu quả bởi giàu chất xơ, giúp nhuận tràng, cung cấp cảm giác no và gây thèm ăn. Có thể hỗ trợ vi khuẩn có lợi cho đường ruột, tăng cường sức khỏe tiêu hóa.
Ăn trái sung trị đau bao tử được nhiều người áp dụng khá phổ biến theo những phương pháp sau đây:
- Dùng bột quả sung để pha nước uống, mỗi lần sử dụng 1 – 2 muỗng cà phê bột quả sung và pha trong một ly nước ấm.
- Dùng nước quả sung khô ngâm để uống trước khi ăn sáng, còn quả sung khô dùng để ăn.
- Hoặc cũng có thể dùng những món ăn từ sung như sung kho thịt ba chỉ, sung nấu cháo, sung kho cá,…
+ Trị bệnh đau đầu
Nhựa sung được dùng để chữa nhức đầu. Chỉ cần cắt quả sung lấy phần nhựa, phết lên giấy rồi dán ở thái dương. Hoặc bạn cũng có thể dùng giấy dán có phết nhựa sung để chữa liệt mặt.
+ Trị bỏng
Hòa phần nhựa sung này với lòng trắng trứng gà, đánh đều rồi phết lên giấy. Dán giấy lên vết bỏng để giúp vết bỏng đỡ hơn.
+ Một số công dụng khác
Trị bệnh khàn tiếng, mất tiếng
Trị bệnh viêm họng, đau họng
Trị chứng ho khan
Trị bệnh viêm khớp
Trị bệnh trĩ
Kiềm chế ung thư phổi
Trị bệnh hen suyễn
Chữa sỏi gan và sỏi mật
Chữa chứng sa đì sau sinh
Trị bệnh táo bón
Chữa bệnh đau lưng
Giúp lợi sữa ở phụ nữ
>>> Xem thêm:
- Bài thuốc chữa sỏi mật bằng quả sung
- 7 công dụng tuyệt vời của quả sung đối với bà bầu, chị em đừng bỏ lỡ
2. Một số lưu ý khi sử dụng quả sung
- Không nên dùng cho phụ nữ mới mang thai bởi có thể gây hại đến thai nhi, thậm chí là sảy thai.
- Nên cẩn thận trước khi muốn sử dụng nếu như bạn bị dị ứng với mủ của cây sung. Khả năng dị ứng với quả sung rất cao.
- Hàm lượng lớn vitamin K trong quả sung rất cao, có có công dụng làm đông máu. Không nên sử dụng nếu như bạn đang điều trị bằng thuốc chống đông máu.
- Tránh dùng sung quá nhiều bởi có thể gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.
- Ngâm với nước sạch và muối để loại bỏ bớt nhựa sung sau khi vừa thu hái.
Với những thông tin giải đáp trái sung có tác dụng gì và chia sẻ về thành phần, công dụng, các bài thuốc chứa quả sung, cùng một số lưu ý khi sử dụng loại quả này. Hi vọng đây sẽ là bài viết bổ ích cho bạn.