Để vợ chồng khỏe mạnh và có cuộc sống "ái ân" thăng hoa hơn, chị em có thể tham khảo các món ăn bài thuốc đơn giản dưới đây do lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng chia sẻ.
- 4 loại thịt "bổ đủ thứ" mà đàn ông rỉ tai nhau ăn: Chuyên gia nói rằng bạn cũng nên ăn thử
- Mùa hè ăn khoai lang khác nào uống một "thang thuốc bổ", nhưng 3 nhóm người này dù thèm cũng đừng ăn kẻo ảnh hưởng sức khỏe
Nếu bạn đang cần tìm một loại rau ngon lành và bổ dưỡng cho cả đàn ông lẫn phụ nữ thì đừng bao giờ bỏ qua rau hẹ.
Cây hẹ chứa nhiều vitamin nhóm B, vitamin K, các khoáng chất như đồng, sắt, mandan, canxi, riboflavin… Đặc biệt, hẹ còn chứa flavonoid và lưu huỳnh tự nhiên, nó có tác dụng chống ung thư vú ở nữ và ung thư tuyến tiền liệt ở đàn ông.
Nhờ chứa hợp chất chồng viêm mạnh hơn cả thuốc kháng sinh mà rau hẹ có thể sử dụng như một thực phẩm hàng ngày để trị viêm nhiễm phụ khoa cho phụ nữ. Đồng thời, có tác dụng điều trị bệnh yếu sinh lý, xuất tinh sớm, liệt dương… cho cánh mày râu.
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội): Trong Đông y, rau hẹ có vị cay, hơi chua, tính ấm. Không chỉ là một loại rau ngon, lá hẹ còn được giới chuyên môn tận dụng để trị nhiều loại bệnh.
Lương y cho biết, rau hẹ lành tính, có nhiều tác dụng cho sức khỏe nhưng cần phải sử dụng đúng cách và đúng liều lượng mới có thể đem lại tác dụng tốt.
7 món ăn bài thuốc từ lá hẹ tốt cho cả đàn ông lẫn phụ nữ:
Bài 1: Chữa yếu sinh lý cho đàn ông bằng lá hẹ
- Chuẩn bị: 50g lá hẹ tươi, muối hạt.
- Cách làm: Đem lá hẹ đi rửa sạch, ngâm lá hẹ trong nước muối 10-15 phút. Cho lá hẹ vào cối giã nhuyễn, dùng vải mùng ép lấy nước cốt lá hẹ.
Uống nước cốt lá hẹ ngay khi vừa thực hiện. Dùng 2 lần/ngày sau khi ăn sáng và trước khi đi ngủ buổi tối.
Ngoài ra, có thể thử một số món ngon từ lá hẹ để chữa yếu sinh lý: Tôm xào lá hẹ, lá hẹ xào nấm, hẹ xào lươn, cháo hẹ…
Bài 2: Chữa bệnh phụ khoa cho phụ nữ
Theo lương y Sáng, lá hẹ nổi tiếng vì có khả năng chống viêm cực tốt, vì thế chị em phụ nữ chỉ cần thường xuyên ăn lá hẹ là đã đủ để tiêu diệt trùng roi âm đạo, chống nấm… và phòng tránh được các bệnh phụ khoa hiệu quả.
Các món ngon từ lá hẹ mà chị em nên ăn: Canh hẹ nấu thịt, canh hẹ đậu hũ nấu tôm, lá hẹ xào trứng...
Mùa hè ăn khoai lang khác nào uống một "thang thuốc bổ", nhưng 3 nhóm người này dù thèm cũng đừng ăn kẻo ảnh hưởng sức khỏe
Bài 3: Chữa đau nhức răng
Lấy một nắm hẹ (cả rễ), rửa sạch, giã nhuyễn đặt vào chỗ đau, đặt liên tục cho đến khi khỏi.
Bài 4: Ngộ độc thức ăn
Lấy một lượng lá hẹ tùy dùng đem đi giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt uống (nên uống nhiều).
Bài 5: Đau dạ dày, buồn nôn
- Chuẩn bị: Rau hẹ 250g, gừng tươi 25g.
- Cách làm: Đem tất cả nguyên liệu trên đi thái vụn, giã nát. Sau đó lọc lấy nước, đổ vào nồi cùng với 250g sữa bò. Đun nhỏ lửa cho đến khi sôi, uống nóng.
Bài 6: Cảm mạo, ho do lạnh
Lá hẹ 250g, gừng tươi 25g, cho thêm ít đường hấp chín, ăn cái, uống nước. Dùng liền 5 ngày.
Bài 7: Bổ mắt
- Chuẩn bị: Rau hẹ 150g, gan dê 150g.
- Cách làm: Gan dê thái mỏng, ướp gia vị vừa xào với rau hẹ. Khi xào dùng ngọn lửa mạnh, lúc chín cho gia vị vừa đủ, ăn với cơm, cách ngày ăn một lần. Áp dụng 10 ngày cho một liệu trình.