Ngủ thò chân ra khỏi chăn và không thò chân có gì khác biệt? Sức khỏe thay đổi rõ rệt chỉ từ 1 động tác nhỏ

Sống khỏe 25/02/2023 06:00

Nhiều người thường có thói quen thò chân ra khỏi chăn khi đi ngủ, một số khác thì không. Vậy động tác này có ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe?

Thò chân ra khỏi chăn có tác động gì tới giấc ngủ?

Có rất nhiều thói quen ngủ khác nhau, một số dùng gối để ôm, một số tắm nước ấm trước khi lên giường và một số thích tạo môi trường ngủ lý tưởng. Nhưng có một điều mà rất nhiều người đều cùng làm trong vô thức – đó là thò chân ra khỏi chăn.

Tiến sĩ Pritam Moon, bác sĩ tư vấn tại Bệnh viện Wockhardt, Mumbai, nói với Health Shots, “Nếu bạn có thói quen này, thì bạn không hề cô đơn. Rất nhiều người sẽ thò một chân ra khỏi chăn để có một giấc ngủ ngon hơn vào ban đêm. Tác dụng này khá phổ biến với hầu hết mọi người.”

Viện nghiên cứu về giấc ngủ của Science Of Us cũng đã từng khẳng định điều này. Theo khoa học, tác dụng này có liên quan tới nhiệt độ cơ thể của con người.

“Lý do chúng ta vô thức thò chân ra khỏi chăn là vì bàn chân có thể giúp bạn hạ nhiệt độ cơ thể. Ở bàn chân có rất nhiều mối liên hệ giữa các tĩnh mạch và động mạch,” Tiến sĩ Moon nói.

Ngủ thò chân ra khỏi chăn và không thò chân có gì khác biệt? Sức khỏe thay đổi rõ rệt chỉ từ 1 động tác nhỏ - Ảnh 1

Ông lý giải thêm, “Bàn chân cũng là bộ phận không có lông nên khi tiếp xúc với bầu không khí mát mẻ, nó cũng giúp làm mát các bộ phận cơ thể khác một cách nhanh chóng không kém. Khi nhiệt độ cơ thể hạ xuống, bạn sẽ có thể ngủ dễ hơn và sâu hơn.”

Lợi ích sức khỏe của giấc ngủ ngon

Cải thiện sức khỏe tinh thần

Theo tiến sĩ Deirdre Conroy - một chuyên gia về giấc ngủ của Đại học Michigan (Mỹ): "Chắc chắn tất cả chúng ta đều quen thuộc với việc ngủ không đủ giấc và cảm thấy cáu kỉnh, thậm chí lo lắng hoặc trầm cảm”. Do đó, có giấc ngủ ngon và sâu góp phần cải thiện vấn đề này.

Hệ thống miễn dịch mạnh hơn

Theo National Sleep Foundation, thiếu ngủ khiến cơ thể khó chống lại bệnh tật vì ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống miễn dịch, làm giảm các protein đặc biệt chống lại nhiễm trùng và viêm. Ngược lại, những người ngủ đủ giấc sẽ tự gia tăng khả năng bảo vệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể, phản ứng tích cực hơn trước các tác nhân gây bệnh.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Việc ngủ đủ giấc vào ban đêm có thể tạo ra sự khác biệt trong các yếu tố gây nguy cơ về bệnh tim. Các nghiên cứu chỉ ra rằng ngủ không đủ giấc có liên quan đến tăng cân, tăng huyết áp và viêm nhiễm.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và béo phì

Khi được nghỉ ngơi đầy đủ, cơ thể có đủ sức khỏe để tập thể dục và hấp thụ dinh dưỡng trong các bữa ăn - 2 nhân tố chính trong việc ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường và ngăn ngừa béo phì. Bên cạnh đó, cũng có một số nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa ngủ không đủ giấc với việc tăng cân.

Ngủ thò chân ra khỏi chăn và không thò chân có gì khác biệt? Sức khỏe thay đổi rõ rệt chỉ từ 1 động tác nhỏ - Ảnh 2

Chất lượng giấc ngủ có liên quan đến cách cơ thể chuyển hóa glucose (lượng đường trong máu). Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng cho thấy mối liên hệ giữa rối loạn giấc ngủ và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Tập trung và năng suất tốt hơn

Việc ưu tiên ngủ đủ giấc thực sự có thể cải thiện tâm trạng, sự tập trung và phản ứng của cơ thể khi nói chuyện hoặc lái xe, trí nhớ và khả năng tập trung.

Những cách để có giấc ngủ ngon

Dưới đây là những lời khuyên mà bạn có thể làm theo để có giấc ngủ ngon hơn, theo Tiến sĩ Moon.

1. Tránh xem TV: Không nên tiếp xúc với ánh sáng xanh ngay trước khi ngủ. Vì vậy, không xem TV hoặc sử dụng điện thoại di động . Những thứ này có thể “đánh cắp” giấc ngủ của bạn.

2. Không uống caffein ngay trước khi ngủ: Nó sẽ khiến bạn tỉnh táo trong thời gian dài hơn và cản trở giấc ngủ, giảm chất lượng giấc ngủ. Đặc biệt không nên hút thuốc ngay trước khi ngủ.

3. Thực hiện thói quen ngủ hợp lý: Có thời gian biểu cho việc ngủ và thức dậy mỗi ngày. Thói quen ngủ không đều có thể dẫn đến giấc ngủ kém và khiến tâm trạng bạn dễ cáu kỉnh hơn.

4. Nói không với rượu: Rượu sẽ cản trở giấc ngủ của bạn vì nó có xu hướng làm thay đổi quá trình sản xuất melatonin vào ban đêm, đóng vai trò quan trọng trong nhịp sinh học của cơ thể.

5. Môi trường phòng ngủ thuận lợi: Bạn cần có một môi trường phòng ngủ yên tĩnh, thoải mái để có được một giấc ngủ ngon ít nhất 8 tiếng. Tiếng ồn quá lớn, tiếp xúc với quá nhiều ánh sáng và trải giường không đúng cách có thể khiến bạn khó ngủ. Vì vậy, hãy chọn gối và nệm phù hợp, duy trì nhiệt độ phòng thích hợp, chú ý đến ánh sáng và giảm tiếng ồn.

6. Tránh bữa ăn nhiều tinh bột hoặc năng lượng: Ăn muộn vào buổi tối là điều tuyệt đối không nên. Trên hết, hãy đảm bảo rằng bạn tránh một bữa ăn nhiều carb có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Nên ăn 3-4 giờ trước khi lên giường.

7. Đi tắm: Sẽ là một ý kiến hay nếu bạn đi tắm thư giãn trước khi kết thúc một ngày.

Ngủ thò chân ra khỏi chăn và không thò chân có gì khác biệt? Sức khỏe thay đổi rõ rệt chỉ từ 1 động tác nhỏ - Ảnh 3

8. Chỉ ngủ một giấc ngắn vào ban ngày: Những giấc ngủ dài và sâu vào ban ngày sẽ cản trở giấc ngủ ban đêm của bạn.

9. Tập thể dục hàng ngày: Nó sẽ thúc đẩy tuần hoàn máu và giúp giấc ngủ ban đêm ngon hơn.

Hãy nhớ rằng giấc ngủ ngon là điều tối quan trọng nếu bạn muốn có một cuộc sống hạnh phúc và mang lại nhiều lợi ích tích cực cho sức khỏe!

*Nguồn: healthshots

 

4 thói quen ai cũng tưởng là bình thường nhưng lại có thể kéo dài thêm nhiều năm tuổi thọ

Dù tuổi thọ của mỗi người phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác, thế nhưng nghiên cứu đã chứng minh những ai thường xuyên thực hiện những việc sau đây thì có thể sẽ sống thọ hơn.

TIN MỚI NHẤT