Nếu thấy ở miệng xuất hiện những dấu hiệu này bạn đừng nên xem thường, chúng đang cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn vô cùng xấu đấy.
- Không hút thuốc vẫn có thể mắc bệnh ung thư phổi như thường, cứ duy trì những điều này mỗi ngày chỉ có rước bệnh vào người
- Những loại rau quen thuộc, nhiều người mê tít nhưng là ‘nơi ở’ của ký sinh trùng, không muốn hại sức khỏe nên hạn chế ăn
Thường xuyên bị chảy máu chân răng
Thông thường chảy máu chân răng có thể là do bạn bị thiếu máu, thiếu vitamin K hoặc C. Nhưng nếu chảy máu liên tục thì hãy đi khám bác sĩ vì có thể nó liên quan đến các bệnh như bạch cầu, tiểu đường, tim mạch, những vấn đề của hệ hô hấp hay suy dinh dưỡng. Ngoài ra, chảy máu chân răng còn liên quan đến ung thư tuyến tụy. Vì thế, bạn không nên chậm trễ kiểm tra tình trạng sức khỏe nếu gặp phải những biểu hiện này.
Viêm nướu răng
Viêm nướu răng là một trong những dấu hiệu ở miệng có liên quan đến bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là do người bệnh tiểu đường dễ bị nhiễm trùng, vì đường máu tăng cao là môi trường thuận lợi để cho vi khuẩn phát triển. Đồng thời vết thương cũng khó được chữa lành do khả năng miễn dịch của cơ thể suy giảm, giảm khả năng chống lại vi khuẩn, kết hợp với sự tổn thương mạch máu, dẫn đến nuôi dưỡng kém. Nếu thấy ở nướu răng đỏ, sưng, đau, chảy máu răng lợi, chảy mủ ở răng lợi, lợi lỏng lẻo và bị tụt khỏi răng, hơi thở có mùi hôi… là dấu hiệu của viêm nướu răng.
Nguyên nhân dẫn đến chứng viêm này là do sự tích tụ các lớp mảng bám và cao răng trên răng và nướu răng. Nếu người bị bệnh tiểu đường, thì cơ thể sẽ khó khống chế lượng tế bào mảng bám này. Đó là nguyên do vì sao người bị bệnh tiểu đường thường có nguy cơ mắc bệnh ở nướu răng cao hơn người bình thường từ 3 đến 4 lần.
Miệng đỏ, lưỡi sưng
Nếu các góc của miệng của bạn có màu đỏ thì đó có thể là một dấu hiệu của sự thiếu hụt vitamin B6. Bạn có thể bổ sung vitamin B6 từ thận, đậu nành, bắp cải, trứng, đậu phộng… Một biểu hiện cho thấy cơ thể đang thiếu hụt vitamin chính là lưỡi bị sưng, sáng bóng hoặc đỏ ửng lên thì đó có thể dấu hiệu của thiếu sắt. Ngược lại, nếu lưỡi bạn trông nhợt nhạt thì có thể bạn đang bị thiếu máu. Khi gặp các trường hợp này bạn nên đi kiểm tra tình hình sức khỏe càng sớm càng tốt nhé.
Hôi miệng
Nếu bạn là người chăm chỉ đánh răng, dùng chỉ nha khoa và đi khám răng thường xuyên mà vẫn bị hôi miệng thì đó có thể xuất phát từ các vấn đề dạ dày. Đó là do sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong dạ dày, tạo thành mùi hôi và đưa lên miệng.
Những người bị bệnh gan, thận, hoặc tiểu đường cũng có thể gặp phải tình trạng hơi thở hôi, vì lúc này, sự cân bằng vi khuẩn trong cơ thể bị phá vỡ, các vi khuẩn có hại phát triển mạnh hơn vi khuẩn có lợi. Vì vậy, nếu thấy có dấu hiệu hơi thở hôi mà không liên quan đến răng nướu thì tốt nhất bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.