Ung thư phổi căn bệnh đang có tỉ lệ mắc khá cao trong xã hội hiện nay, hiện tại căn bệnh vẫn chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu, vì vậy việc biết sớm nguyên nhân gây bệnh để có thể tự phòng ngừa là điều vô cùng cần thiết.
- Muốn nội tạng 'hồi sinh' tự nhiên cứ làm theo cách đơn giản này, vừa khoẻ người, lại chẳng lo bệnh tật 'gõ cửa'
- Buổi sáng ngủ dậy chớ dại uống ngay loại nước này, 1 ngụm thôi cũng rất độc: Cơ thể nhiễm độc, tích tụ cặn bã
Ung thư phổi là gì?
Ung thư phổi là bệnh lý có sự xuất hiện các khối u ác tính trong các mô phổi, bệnh hay gặp nhưng lại rất khó phát hiện, kết quả điều trị cũng rất thấp. Đây là bệnh ung thư nguy hiểm thứ 2 tại Việt Nam chỉ sau ung thư gan. Căn bệnh đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng mặt.
Một số nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi bạn cần biết
Do lối sống
Không hút thuốc hạn chế nguy cơ ung thư phổi nhưng hàng loạt yếu tố khác thuộc về lối sống có thể đẩy bạn vào nguy hiểm. Ví dụ điển hình nhất là việc thường xuyên lui tới khu vực đầy khói thuốc, gây ra hiện tượng hút thuốc thụ động.
Ngoài ra, ăn uống không lành mạnh cũng góp phần dẫn đến ung thư. Các nhà khoa học chỉ ra chế độ dinh dưỡng khoa học gồm nhiều rau củ quả bảo vệ phổi của cả người hút thuốc lẫn không hút thuốc.
Nghề nghiệp có thể dẫn đến ung thư phổi
Những người có công việc phải tiếp xúc lâu dài trong môi trường có các chất như uranium, radium và các chất phóng xạ khác.
Những môi trường sản xuất và chế biến liên quan đến các chất như asen, crôm, niken, đồng, thiếc, sắt, nhựa, than đá, nhựa đường, dầu, amiăng và các chất khác có thể gây ra ung thư phổi.
Do di truyền
Những người có người thân, họ hàng bị ung thư phổi sẽ có nguy cơ cao hơn người bình thường. Một người có thể thừa hưởng một gen bất thường, gen đó có thể dẫn đến ung thư phổi hoặc là nguyên nhân khiến phổi khó loại bỏ chất độc từ khói thuốc, từ đó gián tiếp gây ung thư phổi.
Biện pháp ngăn ngừa ung thư phổi tại nhà
Không hút thuốc lá, tránh xa môi trường nhiều khói thuốc
Bỏ thuốc lá càng sớm thì nguy cơ ung thư phổi càng giảm, đồng thời nên tránh hút thuốc thụ động và tránh xa môi trường có khói thuốc, người hút thuốc cũng nên quan tâm đến người khác, chủ động và có ý thức kiểm soát, không hút thuốc nơi công cộng.
Tránh xa bức xạ
Khi làm việc trong môi trường độc hại, cần thực hiện các biện pháp bảo vệ để giảm nguy cơ nghề nghiệp; tránh khói bụi và ô nhiễm trang trí trong nhà, chú ý thông gió tốt trong bếp. Ngoài ra, tránh xa các chất phóng xạ.
Cân bằng dinh dưỡng
Rau củ quả rất giàu chất dinh dưỡng như caroten, vitamin C, vitamin E, axit folic có lợi cho sức khỏe của phổi nên ăn một cách hợp lý; tỏi, hải sản, ngũ cốc, nấm, vừng, trứng... rất giàu selen, có tác dụng chống và chống ung thư nên ăn một cách hợp lý.