Ăn chuối có thể giúp cho đại não phấn chấn hơn, chuối còn là “vị thuốc” có tác dụng làm sạch ruột và dạ dày, phòng, chống táo bón... Tuy nhiên không phải ai ăn chuối cũng tốt.
- Không chỉ là loại quả không thể thiếu trên mâm ngũ quả ngày Tết, chuối còn mang đến nhiều công dụng bất ngờ
- Vì sao không nên vứt bỏ phần dây xơ khi ăn chuối?
Công dụng của chuối đối với sức khỏe
Ăn chuối giúp bổ sung trí nhớ: Có lẽ công dụng này của quả chuối đã được mọi người biết đến nhiều nhất, trong thành phần của quả chuối có chứa Kali giúp tăng cường khả năng hoạt động của não bộ làm chúng ta có thể làm việc hiệu quả, tỉnh táo hơn. Ngoài ra lượng vitamin B có trong quả chuối cũng giúp hỗ trợ hệ thần kinh sau quá trình làm việc căng thẳng.
Ăn chuối hỗ trợ hệ tiêu hóa: nhờ hàm lượng chất xơ cao có trong chuối mà sự hoạt động của đường ruột sẽ được tăng cường ngăn chặn táo bón, hay các vấn đề về dạ dày.
Trong thành phần của quả chuối có chứa Kali giúp tăng cường khả năng hoạt động của não bộ làm chúng ta có thể làm việc hiệu quả, tỉnh táo hơn. Ngoài ra lượng vitamin B có trong quả chuối cũng giúp hỗ trợ hệ thần kinh sau quá trình làm việc căng thẳng.

Ăn chuối bổ sung năng lượng cho cơ thể: Nhờ hàm lượng đường trong quả chuối khá cao mà bạn có thể ăn chuối chín để bổ sung năng lượng tức thời cho cơ thể, chính vì thể trong khẩu phần ăn của các vận động viên không thể thiểu chuối. Một nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng cứ 2 quả chuối sẽ cung cấp đủ năng lượng cho 90 phút luyện tập vất vả.
Ăn chuối tốt cho người mắc chứng thiếu máu: Trong thành phần của chuối hàm lượng sắt rất cao nhờ thể khi ăn chuối lượng hemoglobin sẽ được sản sinh nhiều hơn cung cấp lượng máu nhiều hơn đi nuôi cơ thể.
Tác dụng phụ tiềm ẩn của việc ăn chuối
Chuối thường an toàn để ăn ngoại trừ với người bị dị ứng, nhạy cảm hoặc không dung nạp chuối, ngoài ra cần lưu ý một số tác dụng phụ dưới đây:
Tăng đột biến lượng đường trong máu: Chuối chứa carbohydrate, là thành phần thiết yếu cho cơ thể. Tuy nhiên, đối với những người theo dõi lượng đường trong máu và/hoặc mắc bệnh đái tháo đường, chuối có thể góp phần làm tăng lượng đường trong máu do hàm lượng carbohydrate của chuối (trung bình 27 g cho một quả chuối).

Đau đầu: Chuối chín chứa nhiều tyramine hơn, có thể gây đau đầu tuy tác động tổng thể của chúng lên lưu lượng máu não rất phức tạp và không rõ ràng.
Những người có vấn đề về thận: Người có tình trạng bệnh lý phải theo dõi cẩn thận lượng kali nạp vào cơ thể vì mục đích y tế, ví dụ như bệnh thận, nên hạn chế lượng chuối nạp vào cơ thể hoặc hỏi ý kiến bác sĩ.
Buồn nôn: Mặc dù kali là một chất dinh dưỡng thiết yếu nhưng quá nhiều kali có thể gây nguy hiểm, một tình trạng được gọi là tăng kali máu. Các triệu chứng của tăng kali máu bao gồm đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn và nôn.
Mệt mỏi: Cả magie và tryptophan có trong chuối, đều được biết đến là có tác dụng thúc đẩy sự thư giãn. Mặc dù magie và tryptophan rất hiệu quả trước khi đi ngủ nhưng chúng có thể gây buồn ngủ không mong muốn vào những thời điểm khác trong ngày.