Theo các chuyên gia sức khỏe, mùi vùng kín có thể bị thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau và đây là dấu hiệu để nhận biết một số vấn đề sức khỏe đang gặp phải.
- Đừng chủ quan nếu gặp hiện tượng kinh nguyệt không đều vì nó có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh
- Cảnh giác trước bệnh nguy hiểm trước dấu hiệu chuột rút sau khi hết kì kinh
Khí hư, mùi lạ ở vùng kín luôn là mối bận tâm của rất nhiều chị em. Theo các chuyên gia sức khoẻ, khi khỏe mạnh, phụ nữ có thể thấy xuất hiện một chút khí hư nhưng thường có màu trắng trong suốt hoặc trắng sữa và không có mùi hôi. Thế cho nên khi khí hư có màu, nhất là có những mùi khó chịu bất thường, thì rất có thể là dấu hiệu mắc một bệnh nào đó về phụ khoa nào đó mà chị em chớ xem thường.
Có mùi thuốc tẩy
Đôi khi vùng kín lại toát ra mùi tương tự như thuốc tẩy, thường sẽ xảy ra sau khi bạn có quan hệ và phụ thuộc vào thành phần của chất bôi trơn hay bao cao su bạn sử dụng.
Mùi hôi nồng và dịch tiết lỏng
Đây có thể là dấu hiệu sản sinh mùi hôi do thay đổi nội tiết tố trong ngày đèn đỏ hoặc thời gian giữa ngày rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt kế tiếp. Vùng kín thường dễ có mùi khó chịu trong khoảng thời gian của chu kỳ này.
Dịch tiết có mùi nấm men và trắng đục
Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp phải tình trạng ngứa ngáy, đau nhức và nóng rát khi đi tiểu hoặc giao hợp. Đây là các triệu chứng của viêm nhiễm nấm xảy ra khi lượng nấm men trong âm đạo hình thành quá mức bình thường.
Mùi tanh
Trường hợp vùng kín có mùi tanh như cá, dịch tiết màu xám hoặc trắng và cảm giác nóng rát khi đi tiểu là những triệu chứng của viêm âm đạo. Nguyên nhân gây nên nhiễm khuẩn âm đạo thường không rõ ràng, nhưng có thể gây nên tình trạng vi khuẩn âm đạo và viêm nhiễm phát triển quá mức với triệu chứng như ngứa rát vùng kín, ra nhiều khí hư loãng, dính và có màu trắng xám… Viêm âm đạo có thể được điều trị rất đơn giản bằng kháng sinh. Tuy nhiên, để phòng tránh các biến chứng nghiêm trọng, các bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ.
Mùi khai
Nếu bị tiểu rắt/rò nước tiểu là một nguyên nhân làm cho vùng kín bốc mùi khai do nước tiểu bị rò rỉ thấm ra đáy quần, bám vào ở cơ quan sinh dục. Hơn nữa người bị tiểu rắt hoặc rò nước tiểu cũng không thể kiểm soát, thậm chí không ý thức được mình đang bị nên rất dễ bỏ qua. Tình trạng này thường xảy ra khi cơ thể vận động mạnh như chơi thể thao, khi đang căng thẳng, hoặc tập trung cao độ... nên cũng không dễ phát hiện. Ngoài ra, phụ nữ bị tai biến trong lúc mổ sinh, sang chấn trong quá trình chuyển dạ gây chèn ép bàng quang cũng rất dễ gặp tình trạng rò bàng quang âm đạo, nước tiểu thoát ra đường khác, tạo nên mùi hôi khai khó chịu vùng âm đạo.
Do đó, ngoài việc uống nhiều nước để tránh tiểu rắt, nếu có những triệu chứng khó chịu bất thường hoặc tình trạng mùi hôi không cải thiện, bạn cần đến gặp bác sĩ để chẩn đoán và điều trị sớm.
Mùi ẩm mốc
Vùng kín là một trong những khu vực tiết khá nhiều mồ hôi nhưng lại luôn bị hầm hơi, bí bức qua các lớp trang phục. Do vậy, trong quá trình hoạt động hàng ngày, đặc biệt là khi có những vận động thể thao, khu vực này lại càng tiết nhiều mồ hôi hơn, cộng thêm chất thải tự nhiên từ vùng kín khiến cho vi khuẩn sinh sôi nhiều, gây ra mùi rất khó chịu như ẩm mốc. Cách tốt nhất để loại trừ vấn đề này là bạn nên chọn trang phục thông thoáng, không mặc đồ quá chật. Ngoài ra, bạn có thể cắt tỉa bớt lông tại vùng kín và thường xuyên làm vệ sinh, thay quần lót nếu thời tiết quá nóng nực hoặc sau khi tập thể thao.
Mùi hôi khó chịu và dịch tiết màu vàng hoặc xanh lá cây
Ngoài ra, khi đi tiểu bạn có thể cảm thấy đau đớn có thể là một trong những triệu chứng của trichomoniasis, viêm nhiễm lây truyền qua đường tình ái do ký sinh trùng gây nên. Đàn ông mắc trichomoniasis thường không có triệu chứng rõ rệt, vì thế cả hai cần được chữa trị nếu như được chẩn đoán mắc phải STI này. Điều bạn nên làm là luôn quan hệ an toàn và sử dụng bao cao su để giảm thiểu nguy cơ mắc phải trichomoniasis nhé.
Mùi rỉ sét
Vùng kín có mùi như sắt rỉ thường xuất hiện khi bạn đang trong thời kì kinh nguyệt. Đơn giản là vì đó là mùi của máu.
Mùi hôi khó chịu và vùng kín sưng đau
Các biểu hiện của viêm vùng chậu thường là đau bụng, đau lưng, mệt mỏi thường xuyên, chảy máu bất thường ở vùng kín, đặc biệt là tiết ra dịch hôi trên quần lót. Mùi khó ngửi từ âm đạo cũng có thể là bị nhiễm nấm âm đạo do nấm Candida Albicans gây nên khi môi trường âm đạo bị kiềm hóa và thiếu axit. Căn bệnh biểu hiện qua khí hư tiết ra trên quần lót giống như pho mát và có mùi hôi rất khó chịu, vùng kín sưng đau.
Cũng có trường hợp vùng kín có nhiều mùi lẫn lộn không thể xác định, nếu đi kèm với khí hư bất thường và các triệu chứng khó chịu khác, bạn có thể đang mắc cùng lúc nhiều bệnh viêm nhiễm và tốt nhất hãy mau đến gặp bác sĩ phụ khoa để được chẩn đoán bệnh chính xác và kê đơn thuốc điều trị phù hợp.
CÁCH VỆ SINH VÙNG KÍN SẠCH SẼ:
- Không thụt rửa: Thụt rửa là quá trình đưa nước hoặc dung dịch vệ sinh vào sâu bên trong âm đạo. Thói quen này sẽ làm diệt trừ vi khuẩn có lợi và đẩy tình trạng viêm nhiễm (nếu có) vào sâu bên trong tử cung, trở nên nghiêm trọng hơn.
- Không sử dụng thuốc xịt đặc biệt dành cho phụ nữ. Đây là một hình thức thụt rửa khác có thể gây kích ứng âm đạo hoặc phản ứng dị ứng.
- Bạn nên vệ sinh “cô bé” và kể cả môi âm hộ bằng nước và xà phòng dịu nhẹ không mùi. Lưu ý là chỉ nên sử dụng xà phòng có độ tẩy rửa nhẹ và không mùi để vệ sinh vùng kín. Tránh sử dụng xà phòng có tính tẩy rửa mạnh và mùi nồng để vệ sinh vùng kín vì có thể kích ứng phần da mỏng nhạy cảm.
- Mang quần áo rộng rãi và quần lót chất liệu vải bông để tránh mùi hôi cho vùng kín. Nên mặc quần lót sạch hằng ngày để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và mùi hôi.
- Lau vùng kín từ trước ra sau ngay sau khi đi vệ sinh.
- Thay tampon hoặc bang vệ sinh từ 4 – 6 tiếng/1 lần đảm bảo cho vùng kín sạch sẽ. Thay tampon thường xuyên cũng giúp bạn khắc phục tình trạng quên tháo tampon ra, một nguyên nhân có khả năng gây mùi khó chịu và nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng có thể.
- Tẩy lông: Bạn cũng có thể ngăn chặn mùi âm đạo bằng cách loại bỏ lông mu. Mồ hôi và nước tiểu có thể bị mắc kẹt ở lông mu, tạo mùi không mong muốn.
Hy vọng những kiến thức nho nhỏ trên đây sẽ hữu ích cho chị em trong việc chăm sóc sức khoẻ của bản thân. Đặc biệt, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về thuốc trị nấm men nếu bạn bị viêm, nhiễm nấm... chứ không nên tự ý điều trị nhé!