Cảnh giác trước bệnh nguy hiểm trước dấu hiệu chuột rút sau khi hết kì kinh

Sống khỏe 24/02/2018 05:10

Chuột rút không chỉ gây khó chịu mà đôi khi còn là dấu hiệu của một số căn bệnh nguy hiểm.

Chứng chuột rút rất phổ biến trong giai đoạn trước và trong khi có kinh nguyệt, nhưng đôi khi nó vẫn có thể xảy ra cả khi kì kinh đã kết thúc. Đây không phải một vấn đề đáng lo ngại, nhưng hãy tìm hiểu nguyên nhân để giải quyết tận gốc khó chịu này nhé!

1. Rụng trứng

Đôi khi chị em sẽ cảm thấy chuột rút trong thời kỳ rụng trứng – khi ấy buồng trứng đang giải phóng trứng. Sự rụng trứng xảy ra vào khoảng giữa chu kì kinh nguyệt. Hiện tượng này được gọi là mittelschmerz. Nó chỉ kéo dài vài phút mỗi ngày và sẽ tự biến mất.

Cảnh giác trước bệnh nguy hiểm trước dấu hiệu chuột rút sau khi hết kì kinh - Ảnh 1

2. Mang thai

Chuột rút nhẹ đôi lúc là dấu hiệu sớm của việc mang thai. Hiện tượng này liên quan đến việc cấy ghép – khi mà trứng hoặc phôi đã thụ tinh dính vào lớp tử cung.

3. Mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung xảy ra khi trứng đã được thụ tinh bám vào bất cứ nơi nào bên ngoài tử cung. Những triệu chứng của mang thai ngoài tử cung ban đầu cũng giống như việc mang thai bình thường, nhưng nếu gặp phải tình trạng bị chuột rút và đau ở tử cung thì có lẽ bạn đã mang thai ngoài tử cung.

Cảnh giác trước bệnh nguy hiểm trước dấu hiệu chuột rút sau khi hết kì kinh - Ảnh 2

4. Tử cung phải hoạt động nhiều

Trong một số trường hợp, một lượng máu vẫn sẽ còn đọng lại trong tử cung ngay cả khi kì kinh nguyệt đã kết thúc. Khi ấy, tử cung sẽ phải co thắt nhiều hơn để loại bỏ chỗ máu dư. Những cơn co thắt này có thể gây ra chướng bụng, chuột rút nhưng tình trạng này chỉ kéo dài trong một vài ngày.

5. Lạc nội mạc tử cung

Chứng lạc nội mạc tử cung là tình trạng mô tử cung phát triển bên ngoài tử cung. Tuy căn bệnh này có thể được kiểm soát, nhưng hiện tại chưa có cách chữa trị triệt để.

Cảnh giác trước bệnh nguy hiểm trước dấu hiệu chuột rút sau khi hết kì kinh - Ảnh 3

6. Đái tháo đường

Đái tháo đường tạo ra các mô nội mạc tử cung phát triển trong cơ bắp tử cung, chứ không phải ở lớp thành. Điều này làm cho thành tử cung dày hơn, dẫn đến chảy máu kinh nguyệt nhiều và chứng co rút tăng cao.

7. U buồng trứng

U nang hình thành trong buồng trứng có thể gây ra chứng chuột rút và chảy máu sau khi kì kinh nguyệt chấm dứt. Hầu hết các u nang sẽ tự giải phóng, nhưng nếu chúng có kích cỡ lớn thì có thể gây ra các triệu chứng khác.

8. U xơ tử cung

Fibroids là những tế bào lành tính, không gây ung thư và có thể hình thành ở bất cứ đâu trong tử cung. Các u xơ này có thể gây ra các triệu chứng như chảy máu bất thường và kéo dài, đi tiểu nhiều hoặc khó đi tiểu, táo bón và đặc biệt là co rút tử cung.

Cảnh giác trước bệnh nguy hiểm trước dấu hiệu chuột rút sau khi hết kì kinh - Ảnh 4

9. Hẹp cổ tử cung

Một số phụ nữ có kích cỡ cổ tử cung nhỏ, làm chậm dòng chảy kinh nguyệt, gây ra áp lực ở cổ tử cung. Điều này dẫn đến việc co thắt cổ tử cung, chuột rút.

10. Viêm vùng chậu (PID)

Chuột rút ở tử cung hoặc âm đạo kèm theo máu kinh nguyệt có mùi lạ có thể là dấu hiệu nhiễm trùng âm đạo. Điều này có thể gây ra PID nếu vi khuẩn di chuyển vào các khu vực khác của hệ thống sinh sản.

Những tuyệt chiêu giúp chị em hoãn chu kì kinh nguyệt

Ngày "đèn đỏ" khiến bạn khó chịu, mệt mỏi, những mẹo đơn giản sau sẽ giúp bạn trì hoãn chu kỳ kinh nguyệt để tận hưởng những chuyến du lịch, những ngày đi biển, ngày cưới hoặc ngày Tết sắp đến một cách vui vẻ, thoải mái.

TIN MỚI NHẤT