Sau khi thử thai bằng nước tiểu, kết quả âm tính, nhưng cô gái 19 tuổi nghi ngờ và nói: "Không thể nào, tôi thực sự có thai rồi".
- 5 thói quen tàn phá hủy sức khỏe xương khớp mạnh mẽ nhưng rất nhiều người vẫn mắc phải
- Đốt than sưởi ấm, 5 người trong 1 gia đình nhập viện vì ngộ độc khí than
Những ai đã từng bị táo bón hẳn sẽ hiểu được những biểu hiện như đau do chướng bụng, đau bụng không ăn được, cũng không thể bài tiết được ra ngoài.
Bác sĩ cấp cứu Điền Tri Học chia sẻ, một cô gái 19 tuổi đã kết hôn, khi vào cấp cứu, cô cho biết "đau bụng dưới đến lưng". Sau một năm kết hôn, gần đây cô không thấy kinh nguyệt, bụng ngày càng to, khẳng định bản thân có thai, đồng thời lo lắng cơn đau bụng sẽ dẫn đến sẩy thai. Tuy nhiên bệnh viện không có hồ sơ mang thai của cô gái, và thông thường đau bụng phải dùng nước tiểu để thử thai, không ngờ kết quả âm tính (không có thai), cô ấy nghi ngờ nói: "Không thể nào, tôi thực sự có thai rồi!"
Tuy nhiên, bác sĩ Điền Tri Học lại làm xét nghiệm máu để xem liệu cô có thai hay không và kết quả vẫn là âm tính. Sau khi siêu âm thêm, thực sự không có sự hiện diện của thai nhi trong tử cung. Chụp X-quang cho thấy "trong bụng cô chứa đầy phân". Người phụ nữ xấu hổ nói: Bụng của tôi đều là phân sao, tôi tưởng là mình mang thai". Bác sĩ cho biết, cô gái bị táo bón trong thời gian dài dẫn đến tình trạng chướng bụng. Sau khi dùng thuốc xổ, tình trạng đau bụng của cô gái đã được cải thiện.
Bác sĩ Điền Tri Học cũng chia sẻ thêm câu chuyện "dở khóc dở cười": Một trường hợp ngược lại, một phụ nữ chưa lập gia đình đi cấp cứu báo rằng cô "bị đầy bụng và không thể đi tiêu", cô đau đến mức phải thụt tháo nhiều lần vì táo bón. Đau bụng kèm theo đau cả lưng, toàn bộ bụng đều chướng lên, khẳng định bản thân không có thai. Để đề phòng, bác sĩ Điền Tri Học đã siêu âm cho người phụ nữ. "Kết quả là cô ấy không đầy bụng và táo bón, cô ấy có một em bé rất lớn, và cô ấy sắp sinh!".
Bác sĩ Điền Tri học cười khổ và nói rằng có rất nhiều trường hợp kỳ lạ trong phòng cấp cứu.
Nấc và táo bón là do rối loạn tiêu hóa, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư, chàng trai này là một bệnh nhân trong số đó
Bị mắc chứng táo bón kéo dài, một người đàn ông đã nhét con lươn sống dài 40cm vào trực tràng
Tác hại của táo bón trong thời gian dài
Táo bón là chứng bệnh tưởng đơn giản nhưng những rắc rối khó chịu mà bệnh gây ra cho sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh là vô cùng đáng lo ngại. Đặc biệt là đối với người làm việc văn phòng và ít vận động. Hầu như ai cũng đều mắc táo bón ở mức độ nặng nhẹ khác nhau và sự quan tâm điều trị bệnh cũng chưa được chú trọng.
Gây ung thư đại tràng
Táo bón có thể là nguyên nhân gây ung thư đại tràng bởi những chất gây ung thư tích ở trong trực tràng và đại tràng khi bạn bị táo bón không được tiết ra ngoài qua quá trình đại tiện. Nghiêm trọng hơn nữa là bệnh có thể ảnh hưởng đến mạch máu não và bệnh tim, lúc bị táo bón người bệnh sẽ phải rặn nhiều hơn và làm gia tăng áp lực lên vùng ổ bụng.
Gây sa trực tràng
Sa trực tràng là một trong những hậu quả nghiêm trọng nhưng ít gặp của táo bón. Sa trực tràng xảy ra khi trực tràng trượt khỏi vị trí tự nhiên và nhô ra bên ngoài hậu môn.
Các triệu chứng thường thấy ccủa sa trực tràng gồm đau vùng bụng dưới, có thể chảy máu và trực tràng lồi ra ngoài qua hậu môn. Điều trị chứng sa trực tràng tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh.
Gây trĩ
Những bệnh nhân mắc bệnh táo bón lâu ngày thường bị trĩ do sự tích tụ các khối phân làm gia tăng sức ép ổ bụng, gây suy giãn tĩnh mạch trực tràng hậu môn. Các búi tĩnh mạch sẽ lớn dần và rất dễ bị rách. Hậu môn sẽ càng dễ chảy máu nếu tình trạng táo bón kéo dài. Lâu dần, trĩ nặng hơn và chuyển thành bệnh trĩ ngoại. Lúc này bệnh nhân sẽ không còn cách nào khác là phải can thiệp bằng phẫu thuật.
Nứt kẽ hậu môn
Người bị táo bón thường gồng mình rặn sau quá nhiều ngày không đi đại tiện được. Tuy nhiên phân khô cứng làm miệng hậu môn bị rách, lâu ngày còn gây viêm nhiễm, lở loét vùng hậu môn.
Gây nhiễm độc
Lượng phân ứ đọng lâu tại đại tràng làm tăng nguy cơ hại khuẩn phát triển, sinh ra nhiều loại độc tố được hấp thu vào máu, khiến cơ thể bị nhiễm độc mạn tính.
Gây rối loạn chức năng sinh dục
Biến chứng này thường gặp ở nam giới nhiều hơn ở nữ giới. Táo bón có thể làm chức năng sinh lý của nam giới bị ảnh hưởng như là rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, giảm ham muốn tình dục.