Bị nổi mụn nước khắp người có thể chỉ là một dạng dị ứng nhanh chóng khỏi nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khá nguy hiểm mà chúng ta cần phải cảnh giác. Cụ thể thế nào, hãy cùng tìm hiểu ở ngay bài viết dưới đây nhé!
- Cách làm khoai tây chiên giòn thơm chuẩn French Fry bằng nồi chiên không dầu tại nhà!
- Cách làm canh khoai môn nấu tôm thơm ngọt, chuẩn ngon và đơn giản tại nhà!
Nội dung bài viết
- Triệu chứng nổi mụn nước khắp người biểu hiện như thế nào?
- Nguyên nhân nào gây ra tình trạng nổi mụn nước khắp người?
- Phải làm sao khi bị nổi mụn nước ngứa khắp người?
Triệu chứng nổi mụn nước khắp người biểu hiện như thế nào?
Nổi mụn nước khắp người là tình trạng trên da hình thành những nốt mụn, bên trong chứa đầy chất lỏng. Đây là một phản ứng của da để bảo vệ khi cơ thể bị tổn thương bởi một tác nhân gây hại nào đó. Đôi khi nổi mụn nước chỉ là một dị ứng đơn giản với vài nốt nhỏ nhưng đôi khi, đó có thể là biểu hiện của một số những bệnh nguy hiểm cần nhận biết và điều trị sớm.
Thông thường, các nốt mụn nước thường có màu trong suốt, kích thước khoảng 1-2mm, bên trong chứa chất lỏng đó chính là huyết thanh. Tuy nhiên, một số trường hợp nghiêm trọng, mụn nước có thể chứa máu, chứa mủ hoặc hỗn hợp dịch vi khuẩn do người bệnh bị nhiễm trùng.
Đa số trường hợp bệnh nhân gặp phải tình trạng này sẽ thấy các nốt mụn nước nhỏ nổi lên trên bề mặt da, có thể ở lưng, ngực, cánh tay, mông, đùi, cổ… hoặc bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Mụn nước có thể xuất hiện tập trung nhiều ở một khu vực trung tâm và nằm rải rác khắp cơ thể. Bên cạnh đó, có trường hợp gây ngứa đỏ, nhưng cũng có trường hợp không gây ngứa.
Thông thường những nốt mụn nước này cần một thời gian thì mới có thể lành và phục hồi hoàn toàn. Tuy nhiên, có nhiều người bệnh mất khá nhiều thời gian mới có thể chấm dứt tình trạng này. Vậy cụ thể, nguyên nhân của tình trạng nổi mụn nước khắp người đến từ đâu?
Nguyên nhân nào gây ra tình trạng nổi mụn nước khắp người?
Theo các nghiên cứu, có một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng nổi mụn nước như sau:
1. Do viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc là một phản ứng của da khi tiếp xúc với các yếu tố bất thường từ bên ngoài – được gọi là dị nguyên. Dị nguyên có thể là những yếu tố từ bên ngoài môi trường tiếp xúc với da như nước, hóa chất, xà phòng, thực phẩm, quần áo, trang sức… và nhiều các yếu tố khác.
2. Do tác động của nhiệt độ
Trong điều kiện thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, có thể làm một số người mẫn cảm hoặc có sức đề kháng kém dễ bị nổi mụn nước khắp người. Các vi khuẩn, bụi bẩn hay mồ hôi tích tụ ở trên bề mặt da khi gặp điều kiện nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh sẽ gây ngứa và hình thành các nốt mụn nước trên da. Ngoài ra, một số người thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng quang phổ hoặc điều kiện cực lạnh có cũng có thể gây ra hiện tượng nổi mụn nước khắp người, nhất là ở những vị trí không được bảo hộ.
3. Chàm dị ứng
Bệnh chàm dị ứng hay bệnh eczema có một số triệu chứng, trong đó điển hình là triệu chứng nổi mụn nước và gây ngứa. Nguyên nhân gây bệnh chàm dị ứng chủ yếu là do cơ thể phải tiếp xúc với một số các tác nhân gây dị ứng như thuốc nhuộm quần áo, thuốc kháng sinh, latex, thuốc mỡ,… Ngoài biểu hiện nổi mụn nước gây ngứa, người bệnh còn gặp phải các biểu hiện khác như nổi mẩn da, da nóng rát hoặc đau, da có cảm giác thô, dày lên và có vảy,…
4. Do tình trạng vỡ mạch máu dưới da
Đôi khi tình trạng vỡ mạch máu nhỏ dưới da có thể khiến người bệnh bị nổi mụn nước nhỏ ở khắp người. Khi một mạch máu dưới da bị vỡ, máu có thể bị rò rỉ và đi vào các khoảng trống bên dưới da và hình thành các nốt mụn nước phồng rộp trên da.
Các nốt mụn trong trường hợp này thường có màu đỏ, màu hồng nhạt và chứa máu. Một số nguyên nhân cơ bản gây vỡ mạch máu dưới da bao gồm: Chấn thương, nhiễm trùng máu, rối loạn tự miễn hoặc do tác dụng phụ của một loại thuốc điều trị nào đó.
Nếu bị nhiễm trùng máu hoặc rối loạn tự miễn thì khá nguy hiểm và bạn cần cảnh giác, phát hiện và điều trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với sức khỏe của mình.
5. Do thủy đậu
Thủy đậu là một bệnh lý rất phổ biến và dễ lây truyền qua đường hô hấp do vi rút virus Herpes zoster hoặc Varicella-zoster gây ra. Bệnh thủy đậu thường gặp ở những đối tượng có hệ miễn dịch suy giảm như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, hoặc cũng có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào ở người trưởng thành.
Khi bệnh mới khởi phát, cơ thể thường có triệu chứng như đau cơ, đau đầu kèm theo triệu chứng sốt rất giống với cảm cúm. Tuy nhiên, sau đó khoảng thời gian ngắn, từ khoảng 1-2 ngày, trên khắp cơ thể xuất hiện những nốt mụn nước gây ra cảm giác ngứa, rát, rất khó chịu.
Thông thường, những nốt mụn này sẽ tự khô và khỏi sau khoảng 5-10 ngày tùy theo cơ địa từng người. Bệnh nhân nên dùng thuốc tím để bôi phòng ngừa để lại sẹo và giúp kháng viêm. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp cần theo dõi kỹ và cần thiết sẽ phải can thiệp y khoa để tránh biến chứng.
6. Bệnh zona thần kinh
Bệnh zona là một bệnh do virus varicella-zoster gây nên, cũng là virus gây ra bệnh thủy đậu. Bất kỳ ai bị bệnh thủy đậu cũng có thể bị mắc bệnh zona. Sau khi hết bệnh thủy đậu, virus có thể xâm nhập vào hệ thần kinh và ngủ yên trong đó nhiều năm. Khi hệ miễn dịch yếu, virus có thể kích hoạt lại, đi dọc từ hệ thần kinh đến da và tạo ra các mụn bóng nước.
Bệnh zona thần kinh tạo thành các bóng nước đầy dịch và dễ bị vỡ. Những nốt mụn nước thường tập trung thành từng mảng, đỏ lên, gây ngứa, khu trú tập trung ở vùng mặt, tai, mắt, từ xung quanh cột sống đến thân mình. Nốt mụn có thể lan ra khắp nhiều vị trí khắp cơ thể.
Ngoài những lý do trên thì các nguyên nhân nổi mụn nước khắp người còn có thể là do suy giảm chức năng gan, do mụn trứng cá viêm, do dị ứng,… và có nhiều trường hợp nổi mụn nước không rõ nguyên nhân.
Phải làm sao khi bị nổi mụn nước ngứa khắp người?
Phần lớn tình trạng mụn nước sẽ tự khỏi mà không cần sự can thiệp y tế. Tuy nhiên, đôi khi các nốt mụn nước sẽ bị vỡ, chất dịch chảy ra khiến người bệnh rất khó chịu, đau đớn và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, bạn có thể sẽ cần đến một vài loại thuốc, kem bôi để làm giảm các triệu chứng ngứa, rát lại.
Tuy nhiên, khi bị nổi mụn nước khắp người, trước hết bạn cần làm một số việc sau:
- Vệ sinh cơ thể nhẹ nhàng, những chỗ có vết mụn nước nên dùng khăn mềm lau nhẹ nhàng, tránh làm vỡ, kỳ cọ mạnh, gây xước da, có thể làm tăng độ lan rộng hay nhiễm trùng.
- Nếu các nốt mụn đã bị rách, vỡ thì người bệnh hãy áp dụng một số biện pháp chăm sóc và bảo vệ các vùng da như sau:
- Sử dụng chất khử trùng để vệ sinh các nốt mụn, tay, chân sau khi đã bị vỡ.
- Dùng băng gạc mềm và sạch để băng nốt mụn nước lại. Tuy nhiên, không băng quá chặt kẻo sẽ làm bí không khí, vết thương sẽ lâu lành hơn.
- Khi thấy mụn nước có chứa chất lỏng mủ trắng hoặc mủ vàng, xanh thì người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Đó là dấu hiệu của nhiễm trùng và cần phải can thiệp y tế, tránh biến chứng.
- Bạn có thể áp dụng một phương pháp làm dịu da tự nhiên giúp giảm ngứa rát, khó chịu như: sử dụng gel nha đam, gel trà xanh mát để thoa lên da làm lành vết thương.
Tóm lại, nổi mụn nước khắp người là tình trạng khá phổ biến và gặp ở nhiều người. Thông thường, chỉ cần vệ sinh đúng cách là tình trạng ngứa có thể giảm dần và khỏi hẳn. Tuy nhiên, bạn cũng cần thận trọng và cảnh giác, khi có một số triệu chứng bất thường thì cần đến gặp bác sĩ để được khám, tư vấn và điều trị đúng cách. Hy vọng những thông tin mới được chia sẻ trên đây, sẽ phần nào giúp ích cho bạn trong việc điều trị hiện trạng mụn nước khó chịu này nhé!