Bệnh nhân có tiền sử mổ sỏi ống mật chủ cách đây 6 năm và đã đặt stent dẫn lưu, sau đó tái khám một lần và đã thay stent, lần tái khám tiếp theo thì quên nên đã để stent trong đường mật suốt 2 năm nay.
- Nóng: Số trẻ mắc tay chân miệng nhập viện tiếp tục tăng, các giường bệnh chật kín tại TP.HCM
- Bột yến mạch có giúp làm giảm táo bón không?
Theo thông tin từ báo Sức khỏe & Đời sống, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam cho biết vừa can thiệp nội soi tụy mật ngược dòng (ERCP) cho bệnh nhân nam N.T.Q (59 tuổi, trú huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi).
Cụ thể, tối ngày 5/7, bệnh nhân được chuyển vào Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam trong tình trạng đau bụng kèm sốt và được chẩn đoán nhiễm trùng đường mật.
Bệnh nhân sau đó được chuyển về khoa Nội tiêu hóa để điều trị và chờ làm ERCP chương trình can thiệp giải quyết tắc mật.
Dẫn tin từ báo Dân Trí, xác định bệnh nhân bị nhiễm trùng đường mật, diễn tiến bệnh nặng, các bác sĩ quyết định can thiệp ERCP để xử lý.
Qua đó cho thấy đường mật có stent cũ đã tắc và bám sỏi, dịch mật không thoát ra được do hẹp đoạn cuối ống mật chủ. Các bác sĩ đã rút bỏ stent cũ và đặt lại một stent khác để dẫn lưu ổ nhiễm trùng tạm thời.
Sau khi can thiệp dẫn lưu mật, bệnh nhân đã hết sốt, giảm đau bụng, tình trạng lâm sàng cải thiện rõ rệt.
Theo người nhà, bệnh nhân có tiền sử mổ sỏi ống mật chủ cách đây 6 năm và đã đặt stent dẫn lưu do bị sẹo hẹp đường mật làm tắc mật tại một bệnh viện ở TPHCM. Bác sĩ có dặn tái khám để thay stent hoặc phẫu thuật. Sau đó, bệnh nhân có khám một lần và đã thay stent, lần tái khám tiếp theo thì quên nên đã để stent trong đường mật suốt 2 năm nay.
Bác sĩ khuyến cáo người bệnh khi được điều trị cần chú ý tuân thủ lời dặn của bác sĩ và tái khám đúng hẹn, giữ lại giấy tờ khám cũ để khai báo chính xác nhất cho bác sĩ. Như trường hợp bệnh nhân N.T.Q., nếu không đến bệnh viện kịp thời thì có nguy cơ cao đe dọa tính mạng do stent bỏ quên kia.