Dưới đây là những thói quen trong khi nấu nướng mà rất nhiều người phạm phải, hầu như nó đều là những thói quen rất xấu làm ảnh hưởng đến sức khỏe nên bỏ càng sớm càng tốt.
- 5 thứ tưởng vô dụng chúng ta vứt đi hàng ngày là 'sát thủ' chống ung thư cực mạnh
- 10 dấu hiệu ung thư thường thấy nhất mà mọi người hay bỏ qua
1. Để dầu quá nóng mới chiên rán đồ ăn
Khi nấu ăn nhiều người có thói quen chiên, rán thực phẩm trong chảo dầu nóng đến bốc khói vì cho rằng dầu nóng sẽ làm món ăn ngon hơn. Thế nhưng khi dầu nóng có nghĩa là nhiệt độ dầu đã trên 200 độ C.
Nhiệt độ cao như vậy không những phá huỷ tác dụng chống oxy hóa của dầu và các thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm mà còn sản sinh ra peroxide tác nhân gây uпg thư.
2. Thái, chặt thức ăn sống, chính trên cùng 1 thớt
Đây là sai lầm cực nhiều người phạm phải. Ai cũng cho rằng chỉ cần rửa sạch thớt sau khi thái hay chặt thức ăn sống là có thể dùng thái đồ chín được.
Nhưng việc làm này quá sai lầm, bởi các vi khuẩn trong các loại thức ăn sống chỉ bị tiêu diệt hoàn toàn ở nhiệt độ sôi, còn nếu không sẽ bám dính rất sâu vào thớt (các kẻ trên thớt) và khi thái thức ăn chín sẽ lây sang thức ăn chín, gây hạį cho sức khỏe.
3. Không rửa nồi, chảo giữa khi nấu hai món
Đây là cách làm tiết kiệm được thời gian và công sức, thế nhưng lại là thói quen cực xấu có thể gây ung thư. Xào xong một món ăn, trong chảo có thể sẽ sản sinh chất benzonpyrene, nếu không rửa sạch, chất benzonpyrene sẽ đi vào các món ăn tiếp theo.
Khi dùng thức ăn, chất benzonpyrene sẽ đi vào dạ dày. Theo các nhà khoa học đây là chất gây ung thư nếu được tích tụ lâu dài trong cơ thể.
4. Rã đông thịt không đúng cách
Khi để trong ngăn đá, thực phầm trước khi chế biến buộc phải rã đông. Tuy nhiên nhiều người lại rã đông không đúng cách, như cho thịt vào nước lạnh, nước nóng hoặc dùng lò vi sóng hoặc rã đông ở nhiệt độ phòng, những cách này đều sai lầm.
Nếu rã đông ở nhiệt độ cao, sẽ làm ảnh hưởng đến sự khuếch tán nhiệt trong miếng thịt, tạo cơ hội cho các vi trùng, vi khuẩn có cơ hội phát triển. Còn rã đông ở nhiệt độ phòng, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập và làm thịt biến chất dễ gây bệпh tật. Cách rã đông đúng nhất, là bạn nên chuyển thịt từ ngăn đá xuống ngăn mát và chờ khi tan đá thì chế biến ngay.
5. Làm nguội trứng luộc bằng nước lạnh
Ngâm trứng vào nước lạnh sau khi luộc sẽ dễ bóc vỏ hơn là cách mà rất nhiều người làm. Việc làm này khiến cho vỏ trứng và phần lòng trắng sẽ co lại do gặp lạnh, tạo thành khe hở để dể bóc vỏ. Tuy nhiên, bạn không nên áp dụng cách làm thiếu khoa học này vì trứng gà tươi vốn có một lớp màng bảo vệ ở bên ngoài để ngăn chặn sự xâm nhập của các vi sinh vật. Khi luộc chín, trên vỏ trứng gà lớp màng này không còn tác dụng.
Bên cạnh đó, khi ngâm trứng trong nước, “túi khí” bên trong quả trứng có tác dụng cản trở khi lạ từ môi trường bên ngoài cũng bị phá vỡ do nhiệt độ hạ xuống đột ngột. Lúc đó, nước và các vi sinh vật dễ dàng xâm nhập vào bên trong, khiến trứng mất chất, nhanh hỏng ăn vào có thể nhiễm các vi sinh vật trong nước bám vào trứng. Tốt nhất là bạn nên ngâm vào nước đã đun sôi để nguội.
6. Đổ thêm nước lạnh khi hầm xương
Đây chắc chắn là cách nấu mà bất kì ai đứng bếp cũng từng làm, thế nhưng nó lại là thói quen không hề tốt. Bởi trong thịt, xương có nhiều protein và mỡ. Khi đang đun nấu, cho thêm nước lạnh vào khiến nhiệt độ trong nồi đột ngột hạ xuống, các chất protein và mỡ sẽ nhanh chóng đông lại, thịt, xương do vậy mà khó nhừ, dẫn đến vị thơm ngon của món ăn cũng bị hạn chế.
Cách tốt nhất bạn nên đong đếm lượng nước trước khi hầm thịt xương cho chính xác với số người ăn để không phải đổ thêm nước nửa chừng khi đang hầm thịt xương.