Tác dụng tuyệt vời ít người biết của ngải cứu phơi khô

Sống khỏe 02/08/2023 06:04

Thông thường, mọi người vẫn chỉ dùng ngải cứu tươi làm thực phẩm mà ít người biết tác dụng tuyệt vời của ngải cứu phơi khô.

Ngải cứu là một loại rau có dược tính cao. Theo Đông y, ngải cứu vị đắng, tính ấm, mùi thơm, đi vào kinh tỳ, can, thận.

Theo "Bản thảo cương mục" của thầy thuốc Lý Thời Trân ghi chép rằng lá ngải cứu không độc, thuần dương, tác dụng đả thông 12 kinh, điều khí, trừ ẩm, tán hàn, cầm máu... Nó cũng được sử dụng nhiều trong châm cứu. Vì vậy, lá ngải cứu còn được mệnh danh là vua của các loại thảo mộc. 

Ngoài việc sử dụng làm rau ăn, ngải cứu phơi khô còn có nhiều tác dụng khác.

Sử dụng như trà giúp cải thiện tình trạng kinh nguyệt không đều

Theo lương y Vũ Quốc Trung, trước ngày kinh dự kiến và những ngày đang có kinh, chị em có thể sử dụng trà ngải cứu. Lấy 10 gram lá ngải cứu khô sắc với 200ml nước, sắc cho đến khi còn khoảng 100ml. Chia làm 2 lần uống/ngày. Có thể cho thêm đường nếu thấy khó uống. Loại trà này có tác dụng cải thiện kinh nguyệt.

Tác dụng tuyệt vời ít người biết của ngải cứu phơi khô - Ảnh 1

Tắm bằng lá ngải cứu trị đau xương khớp

Phụ nữ sau sinh có thể gặp tình trạng đau nhức xương khớp. Để cải thiện tình trạng này, chị em có thể dùng 50 gram ngải cứu khô và vài lát gừng để đun nước tắm. Pha nước ngải cứu với nước lạnh để đạt nhiệt độ phù hợp. Dùng nước này để tắm.

Ngải cứu khô có tác dụng điều hòa khí huyết, giúp làm ấm kinh mạch, trừ phong hàn và giảm đau nhức.

Gội đầu bằng lá ngải cứu khô giúp trị gàu, mất ngủ

Bạn có thể dùng lá ngải cứu khô để đun nước gội đầu. Nó vừa có tác dụng chăm sóc tóc, giúp giảm đau đầu và ngủ ngon.

Da đầu và các nang tóc là những kênh quan trọng để cơ thể giải phong hàn, ẩm thấp. Khi gội đầu, các hoạt chất trong lá ngải cứu sẽ phát huy tác dụng giải phong hàn, sinh nhiệt từ đó có tác dụng trị chứng tỳ vị hư hàn, tiêu chảy ẩm lạnh.

Gội đậu bằng nước lá ngải cứu có tác dụng trị gàu, giảm ngứa do có khả năng tiêu diệt vi khuẩn trên da đầu.

Bạn có thể gội đầu bằng nước ngải cứu khoảng 3 lần/tuần trong thời gian đầu. Khi da đầu hết ngứa thì có thể giảm số lần gội đầu bằng nước lá ngải cứu xuống 1-2 lần/tuần.

Ngâm chân bằng lá ngải cứu để trị cảm lạnh

Bạn có thể sử dụng lá ngải cứu để đun nước ngâm chân. Sử dụng lá ngải cứu để ngâm chân có tác dụng giảm ẩm, giảm ngứa, tê phù. Thường xuyên ngâm chân bằng lá ngải cứu sẽ giúp giảm stress, trị chóng mặt, giảm mệt mỏi, chữa tổn thương khớp, ngăn ngừa bệnh tim... Sử dụng nước lá ngải cứu để ngâm chân còn có tác dụng tẩy tế bào chết, làm mềm da và các vết chai, tăng cường lưu thông máu, giảm đau cơ, trị sưng viêm...

Tác dụng tuyệt vời ít người biết của ngải cứu phơi khô - Ảnh 2

Lưu ý, không ngâm chân khi đói bụng hoặc sau khi ăn no; không nên ngâm chân quá lâu, chỉ khoảng 15-30 phút là đủ.

Tôm được mệnh danh là 'siêu thực phẩm' nhưng kết hợp với những nguyên liệu này cẩn thận gặp nguy: Nhẹ thì 'miệng nôn trôn tháo', nặng thì nguy kịch tới tính mạng

Tôm là một trong những loại hải sản rất được ưa chuộng với nhiều món hấp dẫn từ cách chế biến đơn giản như món hấp, món luộc cho đến món lẩu, món kho và món nước.

TIN MỚI NHẤT