Nhắc đến mùa đông, người ta không chỉ liên tưởng đến những cơn gió se lạnh mà còn nghĩ ngay đến vô vàn món ăn nóng hổi, thơm nức nở như lẩu, nướng, ốc luộc. Đây đều là những món ngon nhưng thực tế lại vô cùng nguy hiểm bởi ăn sai cách có thể làm tăng nguy cơ béo phì, dạ dày, thậm chí ung thư.
- Đột quỵ không tự nhiên mà đến: Bác sĩ nói có 2 triệu chứng sớm người bệnh thường bỏ qua
- 3 loại quả nuôi tế bào ung thư, người Việt ăn hàng ngày mà không biết đang hại chính mình
1. Món ốc luộc
Vào những ngày thời tiết se lạnh, các quán ốc luộc vô cùng đông khách vì ai cũng yêu thích vị ngọt, dai của thịt ốc cùng nước chấm chua ngọt, thơm ngon. Ốc luộc không chỉ là món ngon mà còn là một nguồn cung cấp canxi, chất sắt... cùng vô vàn khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Thế nhưng, bên trong món ăn dân dã này lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe không ngờ tới nếu như bạn mắc phải những sai lầm dưới đây.
- Để ốc quá lâu trước khi chế biến
Sau khi ốc được mua về mà không chế biến ngay thì tỉ lệ ốc chết sẽ khá nhiều, ốc khi chết sẽ có mùi thum thủm. Tình trạng ăn ốc luộc không đảm bảo vệ sinh ở các quán vỉa hè tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh nguy hiểm, đặc biệt là bệnh tả, tiêu chảy.
- Không ngâm ốc trước khi luộc
Ốc là loài thủy sinh, sống ở trong bùn đất vì vậy nguyên tắc quan trọng nhất khi sơ chế ốc là phải ngâm chúng trong nước sạch nhiều giờ đồng hồ. Tuy nhiên, nhiều cửa hàng bán ốc do phải chế biến với số lượng lớn nên giai đoạn ngâm ốc có thể bị bỏ qua. Nếu ăn phải ốc chưa ngâm kỹ, bạn có thể ăn phải bùn đất hoặc ký sinh trùng. Vì vậy tốt nhất chỉ nên ăn ốc luộc tại nhà, hoặc những quán ốc quen thuộc, uy tín.
- Luộc ốc chưa chín kỹ
Vỏ ốc rất kín vì vậy có thể là nơi ẩn náu của các loại ký sinh trùng như giun, sán. Nếu không đun ốc thật lâu, đủ chín thì khả năng nhiễm giun sán là rất cao. Một người bị nhiễm sán từ ốc có thể xuất hiện dấu hiệu như phù chân, tay, nôn mửa, đau bụng, sốt, tiêu chảy. Nguy hiểm hơn, sán lên não có thể gây nên tình trạng chết não, sống thực vật thậm chí tử vong.
2. Món lẩu
Lẩu là một trong những món ăn kích thích vị giác và hấp dẫn nhất trong mùa đông. Tuy nhiên, trước khi ăn bạn nên cần tránh những sai lầm dưới đây:
- Ăn lẩu sống tái
PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết: Nhiều người có một thói quen rất xấu đó là nhúng thực phẩm vào nồi nước dùng đang sôi nóng rồi ăn lúc mới tái.
Thực tế, những thực phẩm tươi sống và tái thì chưa thể diệt hết được ký sinh trùng còn bám trên đó, có thể khiến người ăn bị nhiễm trùng đường tiêu hóa. Vì thế, PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh khuyến cáo khi ăn lẩu cần đảm bảo "ăn chín, uống sôi, đảm bảo vệ sinh".
- Ăn lẩu quá cay
Mùi vị lẩu chua cay sẽ dễ ăn hơn và giúp bạn ăn ngon miệng hơn, nhưng khi bạn ăn quá chua hay cay thì sẽ tác động lên niêm mạc dạ dày, có thể khiến cho bạn dễ bị rơi vào tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng. Vì thế, bạn nên điều chỉnh vị chua cay nhẹ nhàng để không ảnh hưởng đến dạ dày.- Ăn lẩu quá lâu và quá nhiều
Thói quen ăn lẩu lai rai, vừa ăn vừa trò chuyện có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe bởi việc ăn liên tục trong vài tiếng sẽ khiến dạ dày của chúng ta phải làm việc liên tục. Có thể gây đau bụng và rối loạn tiêu hóa. Các chuyên gia khuyên chỉ nên ăn lẩu trong khoảng 2 tiếng trở lại, không nên ăn quá 1 lần/tuần.
- Ăn lẩu quá nóng
Đồ ăn vừa được gắp ra từ nồi nướng dùng nóng hơn 100 độ C, nếu ngay lập tức được cho vào miệng rất dễ làm tổn thương khoang miệng, dạ dày và thực quản, gây kích thích đường tiêu hóa, làm hại sức khỏe. Để ăn lẩu an toàn, bạn nên gắp những đồ ăn đã chín ra bát để nguội bớt rồi mới từ từ sử dụng.
3. Món nướng
Thời tiết se lạnh của mùa đông rất lý tưởng để cùng bạn bè quây quần bên một bàn thịt nướng. Tuy nhiên, ăn đồ nướng trong mùa đông cũng cần tránh rất nhiều điều đại kỵ sau đây.
- Ăn thịt nướng quá nhiều
Theo Viện Ung thư quốc gia Mỹ, ăn thịt nướng quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ ung thư do trong quá trình nướng thịt có thể làm sản sinh hai nhóm chất là nhóm amin vòng phức (HCAs -Heterocyclic amines) và nhóm hydrocarbon phương hương đa vòng (PAHs - polycyclic aromatic hydrocarbons).
Hơn nữa, thịt nướng giàu đạm, sẽ làm tăng nguy cơ béo phì nếu bạn ăn quá nhiều. Để đảm bảo sức khỏe, bạn chỉ nên dùng từ 1-2 lần/tháng.- Tránh hít phải khói nướng
Các nhà khoa học Trung Quốc từng chỉ ra rằng những người tiếp xúc với khói nướng một giờ mỗi ngày dễ bị ung thư hơn người khác. Chất độc trong khói nướng không chỉ xâm nhập vào cơ thể qua hệ hô hấp mà còn qua làn da. Chính vì vậy khi đi ăn nướng, bạn nên chọn quán nướng không khói. Đối với các bữa nướng ngoài trời, bạn nên để vỉ nướng cách bàn ăn 3m, đứng ngược gió khi nấu.
- Tránh ăn thịt nướng tái
Thịt nướng quá chín thường được cho là sẽ gây dai và mất đi hương vị thơm ngon của nó. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn khuyến cáo nên ăn thịt nướng chín vừa đủ, không ăn thịt tái vì sẽ dễ bị nhiếm ký sinh trùng, đồng thời còn tiểm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.