Mỗi tư thế ngủ thể hiện những tính cách khác biệt ở trẻ. Bất ngờ thay, trẻ nằm sấp lại được cho là sở hữu IQ vượt trội hơn những bé có tư thế ngủ khác. Tuy nhiên, cha mẹ lại không nên cho trẻ ngủ ở tư thế này chút nào vì một số nguyên nhân.
- Chúng ta đưa con đi khám ngay khi bị ho, ốm... nhưng có mấy ai sốt sắng luôn khi trẻ buồn bã, lo âu, chán nản hay chưa?
- Con thay đổi vì những lần cha mẹ xâm phạm quyền riêng tư
Khoa học chứng minh trẻ thích ngủ sấp sẽ thông minh hơn
Theo nghiên cứu của một nhóm các chuyên gia của trường Đại học Harvard, những đứa trẻ thông minh và dễ đạt được thành công khi lớn một phần là do tư thế ngủ lúc nhỏ quyết định.
Nhóm chuyên gia này đã tiến hành khảo sát tư thế ngủ của hơn 350 trẻ nhỏ, có sức khỏe và phát triển bình thường.
Các nhà nghiên cứu Mỹ khẳng định, trẻ thường xuyên có thói quen nằm sấp sẽ có trí thông minh và IQ vượt trội hơn các bạn khác. Đứa trẻ thích nằm sấp đa số cũng có cá tính mạnh mẽ, dũng cảm, sống nội tâm, không dễ bị nản lòng khi gặp vấp ngã trong tương lai. Tuy nhiên, tư thế nằm sấp rất nguy hiểm với trẻ sơ sinh vì có khả năng gây nghẹt thở và hít phải các vi sinh vật có trên nệm, gối.
“Với trẻ dưới 1 tuổi và sơ sinh, phần đầu của bé to và nặng, trong khi đó sức đỡ của gáy chưa tốt nên bé khó có thể tự xoay mình. Do đó, bé rất dễ bị nghẹt thở do chăn, gối chặn vào mũi”, các chuyên gia nói.
Ngoài gây khó thở, nằm sấp còn khiến trẻ tăng nguy cơ dẫn đến chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Kích thước đầu của trẻ khá to, lực ở cổ không đủ do đó khi nằm sấp sẽ khó lật. Hơn nữa nằm sấp khiến bụng tiếp xúc với đệm giường làm cho nhiệt độ cơ thể tăng cao, khó tản nhiệt, tích tụ mồ hôi gây ra chàm cho trẻ. Thậm chí, nếu nằm sấp trong thời gian dài còn khiến xương mặt của bé bị ảnh hưởng mất thẩm mỹ
Vì thế, các bậc cha mẹ cần thay đổi tư thế cho bé khi thấy con nằm sấp quá lâu. Bạn có thể chèn gối mỏng và êm xung quanh để con khó có thể lật úp theo bản năng.
Nằm ngửa dang rộng tay chân là tư thế ngủ quen thuộc của nhiều bé. Với tư thế này bé sẽ có sự phát triển về thể chất vượt bậc và chỉ số thông minh ở ngưỡng cao. Nằm ngủ như vậy chứng tỏ bé rất tự tin, thoải mái, lạc quan yêu đời và luôn giữ được thái độ bình tĩnh để giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống.
Cuộn tròn người lại là tư thế trẻ từng nằm trong bụng mẹ, lúc đó thai nhi có cảm giác được che chở. Vì thế, sau khi chào đời bé vẫn thích tư thế này để có cảm giác thân thuộc.Những em bé hay nằm cuộn tròn thường có suy nghĩ nhạy cảm nhưng không kém phần sâu sắc, thích được chở che, bao bọc và có thiên hướng với các ngành nghề liên quan đến nghệ thuật.
Nằm nghiêng là tư thế của những đứa trẻ khá nhút nhát. Lý giải cho việc này, các chuyên gia cho rằng tư thế nằm nghiêng vừa khép nép, vừa giống như đang ở trạng thái phòng vệ, vì thế nên bé thường có cảm giác sợ sệt, nhút nhát vì mất an toàn. Mẹ nên bên con vỗ về để con có thể yên tâm ngủ say giấc hơn.
Với những trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên đã có thể thành thạo động tác lật từ tư thế ngửa sang sấp, phần nào cũng do cha mẹ khó mà quản lý, theo dõi tư thế ngủ của con một cách liên tục nên có thể để trẻ nằm theo ý thích. Nhưng các chuyên gia y tế vẫn cảnh báo rằng, dù trẻ thích ngủ sấp thì cha mẹ vẫn nên cố gắng thay đổi tư thế ngủ của con, cố gắng cho bé nằm ngửa khi ngủ cho đến ít nhất 1 tuổi. Khi này nguy cơ đột tử khi ngủ ở trẻ sẽ giảm đến mức tối thiểu.
Một số lưu ý cho bố mẹ nếu vẫn mong muốn cho con được ngủ sấp theo ý thích:
- Cho trẻ nằm sấp lúc thức, đồng thời cha mẹ cần chú ý quan sát con thường xuyên;
- Vệ sinh sạch sẽ phòng ngủ của trẻ trước khi để con nằm sấp;
- Để giảm nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng hô hấp, trẻ thích ngủ sấp cần phải làm quen từ từ với việc này. Do đó, cha mẹ nên cho con nằm sấp từ 3–5 phút lúc đầu và tăng thời gian lên từ từ;
- Tốt nhất nên tập cho trẻ cách nằm ngửa khi ngủ vì với trẻ nhỏ khi nằm ở tư thế nằm này, toàn bộ các phần cơ trên người bé đều được thả lỏng, áp lực lên nội tạng như: tim, dạ dày, đường ruột và bàng quang... là rất ít.
Hoặc trẻ cũng có thể nằm ngủ ở tư thế nghiêng bên phải và đầu thấp xuống, ở dưới cổ nên đệm một khăn bông nhỏ. Sau 1-2 giờ đổi tư thế nằm nghiêng sang bên kia nếu không đầu trẻ có thể bị biến dạng. Trong trường hợp trẻ vừa bú sữa no thì cần lót chăn nằm nghiêng phải, để tránh khỏi nôn trớ.