Một báo cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy rằng cứ 6 người trên toàn thế giới thì có 1 người bị vô sinh.
- Mẹ bầu không nghén thai nhi có bị ảnh hưởng không?
- Độ tuổi nào thích hợp cho lần đầu làm “chuyện ấy”?
Theo báo cáo 'Thống kê theo dõi vô sinh từ năm 1990 đến năm 2021' do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố vào ngày 4/4 cho biết, 17,5% dân số trưởng thành trên toàn thế giới đã được xác nhận là đã từng bị vô sinh. Điều này có nghĩa là từ 48,5 triệu đến 72,4 triệu cặp vợ chồng đã hoặc đang trải qua tình trạng vô sinh. Tỷ lệ vô sinh ở các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ dao động từ 12,6 đến 17,5%, với tỷ lệ tương đối cao hơn ở Châu Mỹ, Châu Âu, Tây Thái Bình Dương và Châu Phi.
WHO định nghĩa vô sinh là “một căn bệnh của hệ thống sinh sản nam hoặc nữ” và mô tả nó là “không thể thụ thai sau khi quan hệ tình dục trong 12 tháng hoặc lâu hơn”.
Theo báo cáo, vô sinh được phát hiện đồng đều, không có sự khác biệt giữa các nước phát triển và đang phát triển. "Tỷ lệ vô sinh ở các nước thu nhập cao là 17,8%, so với 16,5% ở các nước thu nhập thấp".
WHO cho biết: “Hiện nay, hầu hết bệnh nhân hiếm muộn đều phải chịu gánh nặng về sức khỏe và tài chính cá nhân. Vô sinh có thể dẫn đến những khó khăn về tài chính đồng thời khiến mọi người không hạnh phúc về mặt cảm xúc, tâm lý và xã hội."
Đồng thời, WHO cho rằng cần hỗ trợ các phương pháp điều trị vô sinh như thụ tinh trong ống nghiệm. WHO cho biết: “Ở hầu hết các quốc gia, chi phí điều trị vô sinh được lấy từ 'ví riêng'.
Ngoài ra, WHO cho biết thêm rằng họ có kế hoạch xuất bản các hướng dẫn phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị vô sinh theo quốc gia vào nửa cuối năm nay.
Theo Daum