Mẹ bầu uống nước ép trái cây hay ăn trực tiếp trái cây tốt hơn?

Mẹ bầu 18/01/2023 09:00

Rất nhiều người khi mang thai lựa chọn ăn nhiều hoa quả, nhưng cũng có nhiều người cho rằng nước ép trái cây tươi sẽ nhiều chất dinh dưỡng hơn. Vậy cách nào mới đúng?

Mẹ bầu uống nước ép trái cây hay ăn trực tiếp trái cây tốt hơn? - Ảnh 1

 Khi mang thai, trái cây là một loại thực phẩm không thể thiếu

Khi mang thai, các mẹ bầu đều rất chăm lo đến chế độ dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho thai nhi.

Trái cây là một loại thực phẩm không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng khi mang thai.

Vitamin C có trong trái cây có vai trò quan trọng trong phát triển xương và răng. Đồng thời hàm lượng chất xơ trong trái cây hỗ trợ tiêu hóa, giúp mẹ ngăn ngừa triệu chứng táo bón.

Cuộc sống ngày càng hiện đại, ngày càng nhiều bà bầu thay vì ăn trực tiếp trái cây lại thích ép trái cây lấy nước uống hoặc đi mua nước ép ở cửa hàng.

Nhưng về mặt dinh dưỡng, ăn trực tiếp trái cây sẽ thích hợp hơn và đủ chất hơn cho các mẹ mang bầu.

Mẹ bầu uống nước ép trái cây hay ăn trực tiếp trái cây tốt hơn? - Ảnh 2

Nếu muốn uống nước ép, các mẹ nên mua trái cây về tự ép thay vì mua tại cửa hàng

Vì sao ăn trực tiếp trái cây tốt hơn?

1. Nước ép trái cây có thể có thêm chất phụ gia

Nếu mua nước ép ở cửa hàng, nhằm đảm bảo độ tươi ngon của nước ép, nhiều nơi có thể sử dụng chất tạo ngọt, chất bảo quản, màu thực phẩm, gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của mẹ và bé.

Nếu muốn uống nước ép, các mẹ nên mua trái cây về tự ép để đảm bảo hơn.

2. Chất dinh dưỡng có thể bị mất đi

So với ăn trực tiếp trái cây tươi, nước ép trái cây có thể bị mất đi chất xơ và một phần chất dinh dưỡng trong quá trình ép, trong đó vitamin C và chất chống oxy hóa cũng mất đi không ít.

3. Hàm lượng đường cao

Nước ép táo, nước ép cam có hàm lượng đường từ 8% trở lên, nước ép nho có hàm lượng đường từ 15%~20%.

Khi ép lấy nước uống, lượng nước ép chúng ta nạp vào cơ thể sẽ nhiều hơn so với khi ăn trái cây trực tiếp, do đó lượng đường nạp vào cũng nhiều hơn.

Nước ép ở dạng chất lỏng, không cần nhai, khi đi vào dạ dày tốc độ hấp thụ rất nhanh, lượng đường sẽ được hấp thụ với hàm lượng cao.

Điều này sẽ khiến cho mẹ bầu khó có thể kiểm soát được cân nặng và lượng đường trong máu của mình.

Các loại trái cây dành cho mẹ bầu:

 Táo 

Táo chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất như: axit maclic, tannin... giúp mẹ bầu không bị thừa cân, béo phì và giúp thai nhi có sức đề kháng tốt.

Quả hồng

Mỗi 100g hồng chứa 20g đường, 0,7g protein, 0,1g chất béo và 49,7mg iốt, ngoài ra còn chứa nhiều loại vitamin và kali, sắt, canxi, magie, phốt pho. Chất khoáng trong quả hồng nhiều hơn so với táo, lê, đào...

Giá trị dinh dưỡng trong quả hồng rất thích hợp cho phụ nữ mang thai. Ngoài ra, quả hồng còn có tác dụng kháng khuẩn chống viêm, chống giảm huyết áp, được dân gian dùng như một bài thuốc tự nhiên. Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều vì dễ gây táo bón, mỗi bữa chỉ nên ăn 1 quả.

Mẹ bầu uống nước ép trái cây hay ăn trực tiếp trái cây tốt hơn? - Ảnh 3

 Khi ăn trực tiếp trái cây sẽ giúp mẹ bầu giữ lại được chất xơ và nhiều chất dinh dưỡng hơn

Cam quýt

Họ cam quýt chứa nhiều chất dinh dưỡng, acid citric, axit amin, carbohydrate, chất béo, vitamin, Canxi, phốt pho, sắt, là một loại quả được nhiều mẹ bầu ưa chuộng.

Tuy nhiên, không nên ăn nhiều cam quýt vì loại quả này có tính nóng, vị ngọt, ăn nhiều dễ khiến cơ thể bị nóng, nhiệt miệng. Vì thế một ngày không nên ăn quá 3 quả.

Lựu

 Lựu chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ làn da của mẹ bầu, ngăn ngừa tình trạng rạn da khi mang thai.

Ăn lựu khi mang thai có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển hệ xương của thai nhi. Đồng thời giúp cải thiện hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của vi khuẩn.

 Bơ chứa nhiều vitamin A, B, C, kali, giúp ích cho sự phát triển hệ thần kinh của trẻ nhỏ. Hàm lượng chất béo trong bơ cũng giúp nâng cao khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng khác của cơ thể.

Chuối chín

Chất kali có trong chuối sẽ giúp các mẹ tránh khỏi tình trạng chuột rút thường gặp trong thời kỳ mang thai, đồng thời chất sắt trong chuối giúp mẹ bầu giảm bệnh thiếu máu.

“Chuyện ấy” ngày “đèn đỏ” liệu có an toàn?

“Làm chuyện ấy” ngày đèn đỏ là một trong những kiểu quan hệ tình dục tạo ra nhiều cảm giác mới mẻ và thích thú. Tuy nhiên, việc này cũng để lại nhiều tác động tích cực và tiêu cực.

TIN MỚI NHẤT