9 tháng mang thai, đây là 5 bộ phận chịu nhiều thiệt thòi mẹ cần nâng niu nhất.
- Bị táo bón khi mang thai, khi đi vệ sinh dùng sức rặn sẽ gây sảy thai?
- Mang thai 35 tuần bị ngứa có nên dùng thuốc không?
Mang thai là khoảng thời gian thực sự tuyệt vời trong cuộc đời mỗi người phụ nữ khi có một sinh linh nhỏ bé từng ngày phát triển trong cơ thể. Tuy nhiên, bên cạnh điều tuyệt vời đó thì người mẹ cũng phải đánh đổi rất nhiều thứ, đặc biệt là về sức khỏe.
Thời gian này, người mẹ sẽ phải đối măt với những thay đổi tác động trực tiếp lên những bộ phân cơ thể, gây đau đớn, khó chịu. Và dưới đây là 5 bộ phận dễ bị tổn thương nhất trong thai kỳ, mẹ cần chú ý chăm sóc.
#1. Bàn chân
Dù bạn có từng nghe mọi người nói rằng khi mang bầu chân sẽ tăng kích cỡ nhưng phải khi thực sự trải qua mẹ mới hiểu bàn chân phải chịu đựng sự khó chịu như thế nào. Không chỉ tăng lên 1 size, thậm chí chân mẹ bầu có thể tăng lên tới 2, 3 size và thường xuyên bị sưng phù khó chịu.
Đặc biệt vào 3 tháng cuối thai kỳ, đôi chân không chỉ sưng phù và còn đau đớn do phải đỡ cả cơ thể tăng lên từ 10-20kg. Mẹ sẽ gặp khó khăn khi đi lại, đặc biệt là đi bộ hoặc đứng quá lâu. Không chỉ bàn chân, mắt cá chân người mẹ cũng có triệu chứng sưng và đau đớn hơn.
Để giảm bớt khó chịu, mẹ nên kê chân lên cao mỗi khi nằm hoặc ngồi. Ngoài ra, mẹ bầu nên chọn giày dép rộng rãi, thoải mái và tránh đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu.
#2. Đầu
Đau đầu là dấu hiệu phổ biến ngay khi mẹ mới có thai. Triệu chứng này có thể kéo dài trong suốt những tháng đầu thai kỳ do sự thay đổi của hormone. May mắn, từ tháng thứ 4, triệu chứng này sẽ giảm dần.
Khi bị đau đầu, mẹ không nên dùng thuốc bừa bãi mà chỉ nên dành thời gian nghỉ ngơi. Nếu tình trạng quá nặng, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.
#3. Thận
Khi mang thai, bàng quang người mẹ phải làm việc với công suất cao hơn chính vì vậy tạo gánh nặng lên thận, khiến bà bầu thường xuyên buồn đi tiểu và cả cảm giác đau lưng suốt thai kỳ. May mắn đây là triệu chứng bình thường và sau sinh sẽ khỏi hẳn.
#4. Bụng
Bụng là bộ phận chịu thay đổi lớn nhất trong 9 tháng mang thai để đáp ứng nhu cầu lớn lên của thai nhi. Quá trình em bé lớn lên sẽ khiến bụng tăng kích cỡ, dẫn đến những tác dụng phụ như da căng dãn, rạn nứt, ngứa ngáy, thậm chí là đau đớn.
Chính vì vậy ngay khi mang bầu, mẹ nên chú ý đến việc chăm sóc da bụng như sử dụng kem dưỡng ẩm. Ngoài ra, phụ nữ mang bầu cần chú ý không tăng cân quá nhiều, quá nhanh khiến da bị rạn nứt nhanh chóng.
#5. Hông
Hông của người mẹ khi mang thai sẽ chịu trách nhiệm nâng đỡ bụng bầu. Vì vậy khi thai nhi càng lớn sẽ khiến vùng hông chịu lực lớn gây nhức mỏi, đau đớn. Cảm giác đau đớn sẽ xuất hiện khi mẹ đứng, ngồi, thậm chí là nằm hay xoay người cũng đau.
Để hạn chế tác dụng phụ này, mẹ bầu nên tập luyện thể thao đều đặn mỗi ngày, lưu ý những bài tập dành cho hông sẽ giúp bớt khó chịu, đau đớn hơn.