Bầu ăn sầu riêng được không và ăn như thế nào để không gây hại cho thai kỳ?

Mẹ bầu 23/05/2020 15:41

Nhiều chị em phụ nữ khi mang thai không dám ăn sầu riêng vì sợ bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy, Bầu ăn sầu riêng được không?

Với hương thơm đặc biệt và mùi vị đặc trưng, sầu riêng là món ăn được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, Bầu ăn sầu riêng được không? là điều cần được cân nhắc bởi phụ nữ mang thai cần đặc biệt cẩn thận về ăn uống.

bau an sau rieng duoc khong ảnh 1
Với hương thơm đặc biệt và mùi vị đặc trưng, sầu riêng là món ăn được nhiều người yêu thích

Một số thai phụ  bị ốm nghén, nôn ói khi mang thai. Trong khi số khác lại rơi vào tình trạng rất thèm thức ăn. Sầu riêng là món khoái khẩu của nhiều mẹ bầu. Tuy nhiên, có thai ăn sầu riêng được không là điều không phải mẹ bầu nào cũng nắm rõ. 

1. Bà bầu ăn sầu riêng có tốt không?

Thực tế cho thấy, ăn sầu riêng khi mang thai không những không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà còn giúp bổ sung nhiều dưỡng chất tốt cho thai kỳ hơn.

bau an sau rieng duoc khong ảnh 2
Ăn sầu riêng khi mang thai giúp bổ sung nhiều dưỡng chất tốt cho thai kỳ hơn

Sầu riêng là loại trái cây nhiệt đới, có mùi vị rất đặc trưng, khó có thể lẫn với loại khác. Phủ đầy gai bên ngoài nhưng bên trong loại quả này có thịt vàng ruộm và mùi thơm rất nồng, hấp dẫn. Một khi đã “trót” yêu loại quả này, bạn sẽ khó có thể cưỡng lại sức hấp dẫn của nó.

Không chỉ có mùi vị hấp dẫn, đây còn là loại quả chứa giàu dưỡng chất. Nhiều quan điểm cho rằng cần kiêng kỵ loại quả này khi mang thai bởi tính nóng  của nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Làn da của trẻ về sau sẽ không láng mịn. Tuy nhiên, đây vẫn là điều chưa có căn cứ xác minh.

Có thể khẳng định, phụ nữ hoàn toàn ăn sầu riêng khi mang thai được. Loại quả này mang đến nhiều lợi ích cho bà bầu. Cung cấp đa dạng các loại vitamin và khoáng chất rất tốt cho cơ thể. Không chỉ vậy, trong sầu riêng còn có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm rất an toàn. Để tránh những tác dụng phụ không tốt, bạn chỉ cần lưu ý ăn với một lượng vừa phải.

bau an sau rieng duoc khong ảnh 3
Phụ nữ hoàn toàn ăn sầu riêng khi mang thai được

2. Những lợi ích sức khỏe sầu riêng mang đến cho thai phụ

Sầu riêng giúp bổ sung rất nhiều dưỡng chất tốt. Cụ thể:

+ Hàm lượng chất xơ dồi dào

Bước vào thai kỳ, cơ thể chị em có sự thay đổi nội tiết tố và rất dễ mắc chứng táo bón. Sầu riêng  có hiệu quả loại bỏ chất độc hại ra khỏi cơ thể hiệu quả. Có thể xem sầu riêng là một liều thuốc xổ (thuốc nhuận tràng) cực hữu hiệu.

+ Giàu axit folic

Hàm lượng axit folic dồi dào trong sầu riêng sẽ góp phần giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh cho thai nhi.

+ Giàu vitamin B

bau an sau rieng duoc khong ảnh 4
Phụ nữ hoàn toàn có thể ăn sầu riêng khi mang thai được

Sầu riêng chứa rất nhiều các loại vitamin thuộc nhóm B như vitamin B1, B2 và B3. rất tốt cho sức khỏe của phụ nữ mang thai.

+ Giàu chất chống oxy hóa

Bên cạnh chất xơ và vitamin B, sầu riêng còn cung cấp kẽm, tryptophan và organo-sulfur có hiệu quả chống oxy hóa cao. Bổ sung những chất này sẽ giúp bảo vệ mẹ bầu và thai nhi khỏi sự tấn công của các chất gây ô nhiễm và các gốc tự do.

+ Giàu vitamin C

Sầu riêng vừa giúp tăng cường sức đề kháng hiệu quả vừa có lợi ích tốt cho hấp thu canxi và sắt cho cả mẹ bầu và bé.

+ Giàu khoáng chất

Với rất đa dạng khoáng chất như sắt, đồng, mangan và magiê, ăn sầu riêng mang đến nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai đang cần bổ sung máu để cung cấp cho thai nhi.

bau an sau rieng duoc khong ảnh 5
Sầu riêng chứa đa dạng khoáng chất như sắt, đồng, mangan và magiê rất tốt cho thai phụ

+ Không chứa chất béo có hại cho cơ thể

Mẹ bầu có thể yên tâm khi ăn sầu riêng vì đây là loại quả không chứa cholesterol và những loại chất béo có hại cho cơ thể. Bên cạnh đó,  sầu riêng còn giúp điều hòa huyết áp trong thai kỳ ở mức ổn định.

+ Chống trầm cảm

Khi mang thai và sau sinh, nhiều thai phụ bị mắc chứng trầm cảm. Ăn sầu riêng có thể giúp hạn chế nguy cơ mắc chứng bệnh này hơn.

3. Tại sao phụ nữ mang thai nên ăn ít sầu riêng?

Tuy sầu riêng cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe nhưng không nên ăn nhiều vì sẽ gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Trong loại quả này có chứa nhiều đường và carbohydrate.

bau an sau rieng duoc khong ảnh 6
Ăn quá nhiều sẽ gây tăng hàm lượng glucose trong máu đột biến

Chỉ trong 2 múi sầu riêng kích thước trung bình có chứa khoảng 60 kcal. Do đó, ăn quá nhiều sẽ gây tăng hàm lượng glucose trong máu đột biến, dẫn đến tăng cân nặng của bé. Điều này là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho quá trình chuyển dạ và sinh nở gặp khó khăn.

Bầu 3 tháng đầu ăn sầu riêng được không?

Câu trả lời chắc chắn là nên ăn đối với mẹ bầu có sức khỏe bình thường. Không những không hề gây hại mà sầu riêng còn mang đến rất nhiều lợi ích cho mẹ bầu. Khi ăn sầu riêng, cả mẹ bầu và thai nhi đều được bổ sung rất nhiều dưỡng chất cần thiết.

bau an sau rieng duoc khong ảnh 7
Khi ăn sầu riêng cả mẹ bầu và thai nhi đều được bổ sung rất nhiều dưỡng chất cần thiết

Mặc dù vậy, do thân nhiệt của mẹ bầu luôn cao hơn người bình thường, nếu ăn quá nhiều sầu riêng có thể gây tăng cân đột biến và có thể gây nóng trong.

Cách ăn sầu riêng đúng cho bà bầu 3 tháng đầu: 

Để giảm tính nóng của sầu riêng, tốt nhất mẹ bầu ăn nên kết hợp ăn sầu riêng với với một số loại quả mát như: bưởi, dưa, cam,... Đây là cách giúp trung hòa, giảm bớt khả năng gây nóng trong cho mẹ bầu.

bau an sau rieng duoc khong ảnh 8
Để giảm tính nóng của sầu riêng, tốt nhất mẹ bầu ăn nên kết hợp ăn sầu riêng với với một số loại quả mát

Đồng thời, mẹ bầu cũng cần kết hợp uống nhiều nước để không thấy quá khát khi ăn sầu riêng và làm mát cơ thể hơn.

Tuyệt đối tránh kết hợp sầu riêng với các đồ ăn, thức uống nóng như: đồ ăn cay, chứa nhiều tiêu, ớt, đồ uống có cồn, có gas,... Đây là những thức ăn có thể dẫn đến tình trạng cơ thể mẹ bị nóng đột biến, gây phát ban, mẩn đỏ,...

Bạn có thể chế biến thành các món ăn tráng miệng và đồ ăn nhẹ  từ sầu riêng để thay đổi khẩu vị hơn.Một số món bánh từ sầu riêng có thể kể đến như bánh crepe nhân sầu riêng, kem sầu riêng, bánh ngọt nhân sầu riêng…

4. Những ai nên tránh ăn sầu riêng khi mang thai?

Trong sầu riêng có chứa hàm lượng đường và carbohydrate cao có thể gây hại cho một số phụ nữ mang thai. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn nên tránh ăn loại trái cây này nếu:

Người bị đái tháo đường đường thai kỳ

Người từng bị đái tháo đường thai kỳ ở lần mang thai trước

Có người thân trong gia đình từng mắc bệnh đái tháo đường

Người đang ở trong tam cá nguyệt thứ ba.

Người bị thừa cân, béo phì

Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé, tốt hơn hết bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước  khi ăn sầu riêng.

bau an sau rieng duoc khong ảnh 9
Trong sầu riêng có chứa hàm lượng đường và  carbohydrate cao có thể gây hại cho một số phụ nữ mang thai

5. Có nên ăn sầu riêng khi đang cho con bú không?

Nhiều ý kiến cho rằng việc ăn sầu riêng khi đang nuôi con bằng sữa mẹ có thể giúp tăng tiết lượng sữa hơn và giúp việc nuôi con bằng sữa thuận lợi hơn.

Tuy nhiên, thực tế vẫn chưa có kết quả nghiên cứu nào chứng minh điều này là chuẩn xác theo khoa học. Nhiều chuyên gia cho rằng điều này có thể xuất phát từ nguyên nhân là do trong sầu riêng có chứa nguồn dưỡng chất tốt cho cơ thể như như vitamin C, sắt, kali, carbohydrate, chất xơ, protein và canxi.

bau an sau rieng duoc khong ảnh 10
Ăn sầu riêng khi đang nuôi con bằng sữa mẹ có thể giúp tăng tiết lượng sữa hơn và giúp việc nuôi con bằng sữa thuận lợi hơn

Trung bình, lượng calo mỗi ngày mà những bà mẹ đang cho con bú tiêu tốn có thể lên tới 500kcal. Tuy rằng, trong sầu riêng có chứa nguồn dưỡng chất mang đến lợi ích tốt cho sức khỏe nhưng để đảm bảo an toàn nhất mẹ bầu chỉ nên ăn ở mức vừa đủ.

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi: Bầu ăn sầu riêng được không? Câu trả lời là mẹ bầu có thể ăn, tuy nhiên cần ăn với lượng hợp lý. Đồng thời, mẹ bầu cần lưu ý tránh các trường hợp không nên ăn sầu riêng để tránh và ăn đúng cách để hấp thụ tối đa dưỡng chất nhất.

Phụ nữ sau sinh ăn sầu riêng được không?

Nhiều chị em “nghiện” sầu riêng thường thắc mắc sau sinh ăn sầu riêng được không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây.

TIN MỚI NHẤT