Sầu riêng có sức quyến rũ mà ai lỡ thích rồi thì khó có thể chối từ. Để đảm bảo sức khỏe qua mùa sầu riêng, dắt túi ngay danh sách sầu riêng kỵ món gì hữu ích dưới đây.
- Mỗi ngày ăn một quả táo, điều bất ngờ này sẽ đến với cơ thể bạn
- Những cách ăn táo mang lại nhiều ích lợi cho cơ thể
Việc tìm hiểu ăn sầu riêng bao nhiêu là đủ, ăn sầu riêng kỵ những gì rất cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và cả gia đình.
Với mùi vị đặc trưng, sầu riêng luôn khiến người khác ngần ngại khi thử lần đầu nhưng khi “chịu ăn” rồi thì ghiền mê mệt. Đến mùa sầu riêng, khoảng từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm chính là thời điểm được mong đợi nhất của các tín đồ nghiện sầu riêng.
Theo các chuyên gia, sầu riêng chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, được coi là thực phẩm bồi bổ, khôi phục sức khỏe cho người ốm yếu, suy nhược. Cứ 100g sầu riêng thì có khoảng 67g nước, 28g glucid, 2.5g protein, 1.5g lipid và một số khoáng chất vi lượng, vitamin khác.
Dù vậy, món gì ăn nhiều quá cũng không tốt, đồng thời mỗi món có những “chống chỉ định” cần lưu ý để ăn vừa ngon, vừa bổ. Việc tìm hiểu ăn sầu riêng bao nhiêu là đủ, ăn sầu riêng kỵ những gì rất cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và cả gia đình.
1. Sầu riêng kỵ những món gì?
Nếu vô tình ăn chung sầu riêng với những món không phù hợp sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe; nhẹ thì đầy hơi, khó tiêu; nặng thì ngộ độc, nguy hiểm đến tính mạng. Dưới đây là danh sách sầu riêng kỵ ăn chung với gì ai cũng nên tìm hiểu qua:
- Những loại trái cây có tính nóng
Sầu riêng vốn có tính nóng nên nếu ăn chung cùng các loại trái cây có tính nóng tương tự như vải, nhãn, xoài… thì cơ thể sẽ dễ bị bốc hỏa, tăng thân nhiệt, tăng huyết áp, gây mất nước, làm cơ thể thêm khó chịu, suy nhược trầm trọng, nhất là trong thời tiết nắng nóng như hiện nay.
- Một số loại thịt
Tương tự như trái cây, các loại thịt tính nhiệt như thịt bò, thịt gà, thịt dê, thịt cừu… không nên ăn chung với sầu riêng.
Bên cạnh đó, các loại thịt này chứa nhiều protein, chất béo bão hòa nên nếu kết hợp với hàm lượng chất béo, glycemic, kali có trong sầu riêng thì cơ thể trở nên dư thừa cholesterol trong máu, gây cản trở dòng máu lưu thông trong các động mạch nên rất nguy hiểm cho sức khỏe.
- Hải sản
Trong danh sách sầu riêng kỵ với món gì thì không thể bỏ qua hải sản như tôm, cua, nghêu, sò… Bởi vì sầu riêng khi kết hợp với hải sản là sẽ gây ra đau bụng, tiêu chảy, rối loạn hệ tiêu hóa, cơ thể mệt mỏi, khó chịu.
- Sữa
Không nên uống sữa sau khi ăn sầu riêng vì không ít trường hợp cảm thấy cơ thể khó chịu, tăng huyết áp, khó thở, nhồi máu cơ tim phải nhập viện ngay.
Đây là lưu ý nên nhớ để thưởng thức sầu riêng trọn vẹn, tránh sự cố đáng tiếc xảy ra cho sức khỏe bản thân và gia đình.
- Bia, rượu, đồ uống có cồn
Nên nhớ sầu riêng kỵ bia, “chống chỉ định” dùng chung với rượu và các đồ uống có cồn để vừa ăn uống ngon miệng, vừa đảm bảo sức khỏe suốt mùa sầu riêng.
Được biết, trong quả sầu riêng có chứa chất harmaline khi kết hợp với bia, rượu, đồ uống có cồn sẽ xảy ra phản ứng làm tắc nghẽn mạch máu và tăng nguy cơ tử vong do đột quỵ.
- Café, nước ngọt có gas
Café, nước ngọt có gas là những thức uống quen thuộc, thường được dùng trong và sau bữa ăn để thỏa mãn vị giác nhưng tốt nhất nên tránh xa sau khi ăn sầu riêng.
Sự kết hợp này tiềm ẩn nguy cơ rối loạn hệ tuần hoàn, nhồi máu cơ tim gây tử vong nếu không được cấp cứu, điều trị kịp thời. Tốt nhất nên tìm hiểu kỹ sầu riêng kỵ nước uống gì, sầu riêng kỵ với nước dừa đúng hay sai để ăn uống hợp lý, đúng cách.
- Tỏi, ớt
Là gia vị thường thấy trong bữa cơm hàng ngày nhưng khi ăn sầu riêng, tỏi ớt không nên xuất hiện vì sẽ khiến cơ thể khó chịu, cảm thấy buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu.
Ngoài ra, nên hạn chế ăn sầu riêng với trứng vịt lộn và các món ăn dễ gây rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày và hệ tuần hoàn máu.
2. Sầu riêng “chống chỉ định” với những đối tượng nào?
Sầu riêng thường phải đợi đến mùa và giá thành tương đối cao nhưng không vì thế mà giảm sức hút. Hương vị gây thương nhớ của sầu riêng khiến không ít người sẵn sàng ăn sầu riêng thay cơm mỗi ngày.
Tuy nhiên, sầu riêng cũng có mặt lợi và hại nên cần cân nhắc sầu riêng kỵ món gì và không phù hợp với những đối tượng nào trước khi ăn. Dù có thèm đến đâu, các đối tượng dưới đây nên hạn chế tối đa ăn sầu riêng để tránh “rước bệnh vào người”:
- Phụ nữ mang thai:
Sầu riêng là trái cây có tính nóng và chứa lượng đường khá cao nên phụ nữ mang thai hạn chế ăn để tránh chướng bụng, khó tiêu, tăng huyết áp không tốt cho sức khỏe mẹ và con.
- Người đang ăn kiêng hay đang muốn giảm cân:
Dồi dào lượng đường và chất béo nên sầu riêng không thích hợp để thưởng thức trong quá trình ăn kiêng và kiểm soát cân nặng bản thân.
- Người bị suy thận: Đối với người suy thận, hàm lượng kali trong máu không được quá 6.5 mmol/l nên nếu lỡ ăn nhiều sầu riêng, lượng kali có trong quả sầu sẽ gây nguy hiểm, mất kiểm soát cho người bệnh.
- Người đang bị đau họng, cảm lạnh, bị táo bón lâu ngày: Ăn sầu riêng sẽ sinh nhiều đờm, bị nhiệt, tắc ruột, cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
- Người bị mụn nhọt, nóng trong người: Ăn sầu riêng sẽ khiến tình trạng thêm nặng, khó điều trị hơn.
- Người tỳ vị yếu: Nếu ăn nhiều sầu riêng sẽ gây cản trở hoạt động của hệ tiêu hóa, ợ hơi, bụng khó tiêu.
- Bệnh nhân tiểu đường: Sầu riêng giàu calo, cholesterol, nhiều đường nên nếu ăn nhiều dẫn đến dư thừa lượng đường trong máu, nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.
- Người bệnh tim mạch: Loạn nhịp tim, tắc nghẽn động mạch, đột quỵ là những nguy hiểm có thể xảy ra khi người bệnh tim mạch ăn sầu riêng.
3. Ăn sầu riêng như thế nào cho đúng cách?
Bên cạnh thông tin sầu riêng kỵ món ăn nào, sầu riêng kỵ nước gì, không dành cho đối tượng như thế nào thì cách ăn sầu riêng cho đúng sẽ giúp bản thân và gia đình yên tâm hơn khi dùng sầu riêng.
- Ăn vừa đủ, không ăn nhiều sầu riêng cùng một lúc dễ bị tăng đường huyết đột ngột, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nên ăn tối đa 2 múi/ngày (khoảng 150g cơm sầu riêng tách vỏ).
- Khi ăn sầu riêng, nên kết hợp với những loại trái cây có tính mát để cân bằng lượng nhiệt dung nạp vào cơ thể. Có thể kể đến một số loại trái cây có tính mát như: dưa gang, măng cụt, thanh long… vừa ngon miệng, vừa dễ tiêu hóa, hấp thụ tối đa dưỡng chất vào cơ thể.
- Cách ăn phổ biến là tách cơm sầu riêng ra rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh dùng dần nhưng tốt nhất là nên ăn ngay sau khi tách vỏ.
- Nên ăn trong ngày, không bảo quản quá lâu để đảm bảo ngon miệng, sầu riêng không bị chua, bị hư cũng như giữ được hàm lượng dinh dưỡng cao nhất.
Sầu riêng giàu dưỡng chất nhưng nếu bảo quản và sử dụng không đúng cách thì không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng quả sầu riêng mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.
Việc tìm hiểu kỹ sầu riêng kỵ món gì trước khi thưởng thức những quả sầu riêng béo ngậy, thơm nức mũi chính là bảo vệ sức khỏe và tính mạng của bản thân và gia đình. Đừng để thiếu hiểu biết dẫn đến những hệ lụy không đáng có. Hãy tận hưởng mùa sầu riêng đang rộ để thỏa mong nhớ hương vị đặc trưng của loại trái cây đặc biệt này.