Bà đẻ ăn cá hồi được không, những lưu ý quan trọng khi ăn cá hồi phải nắm

Mẹ bầu 13/07/2020 05:00

Cá hồi là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, rất tốt cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, theo quan niệm dân gian, bà đẻ cần kiêng ăn đồ tanh trong vòng 3 tháng đầu để không bị đau bụng hoặc bị tiêu chảy. Thực tế, bà đẻ ăn cá hồi được không, ăn thế nào mới đúng?

Giá trị dinh dưỡng của cá hồi

Giá trị dinh dưỡng 100 g

Calo (kcal) 208

Lipid 13 g

Cholesterol 55 mg

Natri 59 mg

Kali 363 mg

Cacbohydrat 0 g

Chất xơ 0 g

Protein 20 g

Vitamin A 50 IU

Vitamin C 3,9 mg

Canxi 9 mg

Sắt 0,3 mg

Vitamin D 0%

Vitamin B6 0,6 mg

Vitamin B12 3,2 µg

Magie 27 mg

Sau sinh bao lâu thì mới được ăn cá và nên ăn những loại cá nào?

Theo quan niệm dân gian, bà đẻ cần kiêng ăn đồ tanh trong vòng 3 tháng đầu để không bị đau bụng hoặc bị tiêu chảy. Ngoài ra, việc ăn các loại thức ăn tanh sau sinh còn bị coi là sẽ ức chế sự ngưng tụ của máu, không có lợi cho việc đông máu sau khi mổ và khiến vết thương lâu lành.

Tuy nhiên hiện nay, theo các chuyên gia, phụ nữ sau sinh có thể ăn cá mà không cần phải kiêng cữ, các loại cá lành nhất được ông bà khuyên dùng như cá trê, cá lóc (cá quả), cá chép, cá trắm cỏ, cá bống... hay một số loài cá giàu chất dinh dưỡng như cá hồi, cá ba sa.

Mẹ sau sinh cần tuyệt đối tránh các loại cá nhiều thủy ngân như các loại cá biển, cá thu, cá ngừ đại dương.

Bà đẻ ăn cá hồi được không, ăn như thế nào mới đúng?

Phụ nữ sau sinh nên lựa chọn các loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp và nên giới hạn 373.5g/tuần để ngăn ngừa phát tán hàm lượng thủy ngân trong cơ thể. Trong các loại cá, cá hồi được xem có chứa hàm lượng thủy ngân thấp so với các loại cá khác như cá mập, cá kiếm, cá bạc má...

Đặc biệt, cá hồi là loại thực phẩm gần như cung cấp nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất cho phụ nữ sau sinh, trong cá hồi có chứa lượng lớn omega 3 (DHA) cho nên nếu chế độ ăn của người mẹ có cá hồi, đồng nghĩa rằng hàm lượng Omega 3 (DHA) trong nguồn sữa mẹ đã tăng lên, giúp cho não bé phát triển, bé sẽ được thông minh và nhanh nhẹn hơn. Do vậy, câu trả lời cho câu hỏi bà đẻ ăn cá hồi được không là có.

Ngoài ra, một số nghiên cứu đã chứng minh rằng DHA trong cá hồi còn đóng vai trò trong việc giảm bớt đi cảm giác lo lắng và phiền muộn sau sinh, giúp mẹ giảm căng thẳng, trầm cảm sau sinh.

Bà đẻ ăn cá hồi được không, những lưu ý quan trọng khi ăn cá hồi phải nắm - Ảnh 1

Cá hồi là loại thực phẩm gần như cung cấp nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất cho phụ nữ sau sinh. Do vậy, câu trả lời cho câu hỏi bà đẻ ăn cá hồi được không là có.

Bà đẻ ăn cá hồi cần lưu ý

Mặc dù lượng thủy ngân trong cá hồi được cho là thấp nhưng cũng cần ăn với số lượng vừa phải.

Cần ăn cá hồi đã được chế biến, tránh ăn các món sống như gỏi bởi lúc này hệ tiêu hóa của mẹ còn yếu, có thể ảnh hưởng tới sức khỏe cả mẹ và con.

Những món ăn bổ dưỡng từ cá hồi

Cháo cá hồi

Nguyên liệu: Xương cá hồi, gạo tẻ, gạo nếp, hành lá, hành khô, gia vị…

Cách làm:

- Xương cá hồi rửa sạch, cho vào nồi đun xôi với một ít muối.

- Bỏ cá ra cho nguội rồi gỡ thịt cá hồi ra riêng.

- Xương cho vào nồi ninh thêm 10 phút rồi cho ra xay nhuyễn, lọc lấy nước.

- Cho gạo đã ngâm vào ninh cháo.

- Thịt cá hồi đã gỡ riêng cho vào xào kỹ với hành củ phi thơm, nêm vừa ăn.

- Cháo ninh đã xong, nếm cho vừa ăn.

- Múc cháo ra bát, cho cá hồi lên trên, thêm ít hành lá. Vậy là cả nhà đã có bát cháo cá hồi thật hấp dẫn, lại bổ dưỡng mà tiết kiệm chi phí.

Cá hồi viên rán

Nguyên liệu: Cá hồi, thì là, hành láh 1 quả trứng gà, bột mỳ, muối, hạt tiêu, dầu ăn

Chế biến

- Cá hồi hấp chín, gỡ thành từng miếng nhỏ.

- Cho rau thì là, hành lá thái nhỏ, bột mỳ, hạt tiêu, muối, đập trứng gà vào, trộn đều.

- Nặn thành các viên bằng nhau, tròn và dẹt.

- Đặt chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn, chú ý không để dầu nóng quá sẽ khiến cá dễ cháy ở vỏ bên ngoài.

- Cho những viên cá vào chảo rán. Rán nhỏ lửa đến khi cá chín vàng 2 mặt.

- Cá chín vằng, giòn tan, không bị béo, chấm cùng nước mắm chua ngọt. Rất ngon khi ăn với cơm nóng.

Cả ngày yên ắng nhưng cứ đêm đến là thai nhi "luyện võ công", vì sao lại vậy?

Không ít mẹ bầu than thở rằng ban đêm mất ngủ vì những cú đá, cú đạp của em bé ở trong bụng. Có vẻ như các bé đều thích hoạt động về đêm.

TIN MỚI NHẤT