3 mốc tuổi cần đi đổi căn cước công dân gắn chip ngay, người dân cần nhớ để không bị phạt

Đời sống 11/08/2022 17:06

Căn cước công dân gắn chip cũng có thời hạn nhất định theo độ tuổi. Do đó, người dân cần nhớ 3 mốc tuổi để đi đổi đúng hạn kẻo bị phạt.

Luật Căn cước công dân 2014 quy định, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ căn cước công dân. Tuy nhiên thẻ căn cước công dân không có giá trị trọn đời. Khi đến độ tuổi nhất định, công dân phải thực hiện thủ tục đổi thẻ căn cước công dân mới.

Hiện nay, tất cả công dân khi đổi chứng minh thư cũ và căn cước công dân mã vạch sẽ thay toàn bộ bằng căn cước công dân gắn chip.

Theo quy định của Luật Căn cước công dân 2014, bộ Công an đã cho ban hành mẫu thẻ căn cước công dân gắn chip có thời han sử dụng theo nguyên tắc của Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014 như sau:

- Thẻ căn cước công dân (CCCD) phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

- Trường hợp thẻ CCCD được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định nêu trên này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Như vậy, CCCD dù là mã vạch hay gắn chip đều có thời hạn sử dụng đến khi người được cấp đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Nhưng nếu đã được cấp trong 2 năm trước các mốc tuổi này, thì vẫn được sử dụng đến mốc tuổi tiếp theo.

3 mốc tuổi cần đi đổi căn cước công dân gắn chip ngay, người dân cần nhớ để không bị phạt - Ảnh 1

Thẻ căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Ảnh minh họa

Có một số trường hợp đặc biệt như sau:

  • Nếu công dân đi làm thẻ CCCD gắn chip năm 24 tuổi, thì thẻ CCCD gắn chip này có giá trị sử dụng đến năm công dân 40 tuổi.
  • Nếu trong trường hợp công dân đi làm CCCD gắn chip đã đủ 60 tuổi, tính đến thời điểm cấp thẻ, thì thời hạn sử dụng thẻ là đến suốt đời. Tức là công dân được sử dụng cho đến khi mất mà không cần làm thủ tục đổi thẻ bất cứ lần nào nữa, trừ trường hợp thẻ bị mất, hoặc bị hư hỏng,…
  • Những công dân đi làm CCCD gắn chip khi đủ 58 tuổi cũng được sử dụng thẻ cho đến khi qua đời, mà không cần phải đi đổi thẻ ở mốc đủ 60 tuổi.
  • Những công dân trên 60 tuổi đang sử dụng CCCD mã vạch thì được tiếp tục sử dụng cho đến khi qua đời, mà không bắt buộc phải đổi sang CCCD gắn chip.
  • Thời hạn sử dụng của thẻ căn cước công dân mã vạch đã cấp trước đây theo quy định tại Điều 4 Thông tư 06/2021/TT-BCA và Luật Căn cước công dân 2014 quy định là: CMND, CCCD mã vạch đã cấp trước khi địa phương triển khai cấp thẻ CCCD gắn chip thì vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn. Vì vậy, người dân có CMND, CCCD đã cấp theo mẫu cũ nếu chưa hết hạn thì không bắt buộc phải đổi sang CCCD gắn chip.

Trường hợp không đổi CCCD khi hết hạn sẽ bị xử phạt. Theo điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP và Điều 23 Luật căn cước công dân 2014, kể từ năm 2022, việc không đổi CCCD khi hết hạn sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 – 500.000 đồng.

Hiện nay, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã đi vào hoạt động, theo Điều 26, Luật Căn cước công dân, người dân có thể đến bất cứ cơ quan nào dưới đây để làm thẻ Căn cước:

- Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;

- Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;

- Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.

3 sự cố thường gặp khi đổi sang Căn cước công dân gắn chip và cách xử lý nhanh nhất

Nhiều người sau khi đổi sang căn cước công dân gắn chip gặp phải một số khó khăn như thông tin không trùng với giấy tờ khác, sai sót thông tin… Vậy cần phải giải quyết vấn đề này thế nào?

TIN MỚI NHẤT