Dưới đây là 5 loại quả thường bị sử dụng nhiều chất bảo quản, các hóa chất kích thích chín ép, bày bán phổ biến ở chợ, bạn nên nhận biết để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.
- Một loại quả dại xưa "không ai hái" nay lên đời thành "đặc sản": Giá đắt đỏ nhưng được dân thành phố "săn lùng" tìm mua
- Một loại rau cứ rửa là "sủi bọt" nhưng không cần vớt khi nấu ăn: Tốt ngang “thuốc bổ thượng hạng”, giúp giảm đau lại chống ung thư hiệu quả
Trái cây là một trong những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Theo nhiều chuyên gia, trái cây cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng có hoạt tính sinh học cao, đặc biệt là vitamin, chất khoáng, vi khoáng, các chất chống ô xy hóa, giúp đề phòng và ngăn ngừa bệnh tật. Vì vậy, trái cây là một trong những nhóm thực phẩm cần thiết cần có trong một bữa ăn cân đối.
Ngoài là thực phẩm thuộc nhóm tráng miệng, trái cây có thể chế biến thành nhiều món ăn kèm đa dạng, hấp dẫn khác như: sinh tố, salad, chè, sữa chua,... để tăng khẩu vị. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có nhiều loại trái cây được nhập từ nhiều nơi có nguồn gốc không rõ ràng. Dưới đây là 5 loại quả thường bị sử dụng nhiều chất bảo quản, các hóa chất kích thích chín ép, bày bán phổ biến ở chợ, bạn nên nhận biết để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.
1. Quả mít
Hầu hết mọi người có thói quen chỉ để ý đến phần ruột của quả mít, tuy nhiên phần vỏ thường có nhiều đặc điểm giúp nhận biết loại trái cây này có bị dùng các hóa chất kích thích chín ép hay không.
Mít chín sẽ có vỏ gai hơi lì và lên màu vàng hơn, và trái mít gần chín luôn có mùi thơm. Nên chọn những trái mít đều, không có sự chênh lệch lồi lõm trên quả mít. Vì những chỗ lõm và eo của trái mít thường dễ bị sâu, có nhiều xơ hoặc cứng.
2. Quả lê
Trong một số mẫu lê, người ta đã phát hiện hóa chất Endosulfan, một loại thuốc trừ sâu có độc tính cao. Endosulfan tích tụ trong cơ thể có thể gây vô sinh và phá vỡ hệ nội tiết. Ngoài ra, lê nhập khẩu từ nguồn không bảo đảm còn chứa nhiều hóa chất độc hại khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Những quả lê này thường có vỏ nhẵn mịn, da căng sáng bóng và hình thức bắt mắt nhưng ruột bị thâm đen, lỗ chỗ như kim châm, và có vị nhạt, không thanh chua, dịu mát như lê Việt. Lê độc hại thường có mùi vị lạ hoặc hôi, không có hương vị đặc trưng.
3. Quả đào
Loại đào quả to thường được gọi là đào tiên bởi màu sắc bóng đẹp, nhìn rất bắt mắt. Tuy nhiên, đào rất dễ dập nát và mất nước trong quá trình vận chuyển. Vì thế, người bán thường ngâm loại quả này với axit citric công nghiệp để giữ được màu sắc hấp dẫn và độ cứng, giòn.
Người tiêu dùng nên cẩn trọng khi mua đào, chọn những quả có màu sắc tự nhiên, không quá bóng bẩy và nên mua từ những nguồn tin cậy để tránh nguy cơ tiêu thụ trái cây ngâm hóa chất.
4. Quả xoài
Nhiều người thường sử dụng vôi để đắp lên quả xoài còn xanh, khiến cho vỏ xoài căng mịn, màu vàng bắt mắt nhưng ăn không thấy vị xoài. Xoài cũng là loại trái cây thường xuyên bị sử dụng chất bảo quản, khi ăn nhiều sẽ khiến cơ thể bị mắc một số bệnh như ngộ độc, trụy tim mạch, suy hô hấp…
Bạn không nên chọn những quả xoài có màu vàng nhưng lại lấm tấm đen ở cuống. Những quả xoài có vỏ màu xanh nhưng bên trong lại chín vàng, vị nhạt nhẽo thì đó thường là xoài tẩm nhiều hóa chất độc hại.
5. Quả nho
Nho là một trong những loại quả dễ bị hóa chất nhất do vỏ mỏng và dễ bị dập thối. Vì vậy, các loại hóa chất sẽ khiến cho quả nho “cứng cáp” hơn với thời gian. Một quả nho cũng có khả năng dương tính với 15 loại hóa chất khác nhau.
Mỗi loại nho sẽ có một màu sắc riêng biệt, ví dụ nho xanh, nho đỏ, nho đen,... Tuy nhiên, nho chín tự nhiên sẽ hơi mềm và có độ trơn láng, căng bóng, ít vết chấm lốm đốm trên vỏ.