Nếu bạn ăn chuối chín đều đặn sau 1 tuần điều gì sẽ đến với cơ thể hãy tìm hiểu ngay hôm nay.
Giá trị dinh dưỡng của chuối khá phong phú. Cứ 100g thịt chuối chứa 1,2g protein, 0,5g mỡ, 19,5g hydrat, 0,9g xơ, 9mg canxi, 31mg phốt pho, 0,6mg sắt và các vitamin B,C,E.
Các vitamin sẽ giúp bạn duy trì một hệ thống thần kinh khỏe mạnh cũng như giải thể carbohydrate và chất béo.
Ngoài những lợi ích trên, chuối còn giúp điều trị bệnh cao huyết áp. Trong cơ thể người bệnh cao huyết áp nhiều Natri mà thiếu Kali, trong chuối tiêu chứa lượng ion Kali rất phong phú. Ion Kali có tác dụng ức chế ion Natri ngăn chặn mạch máu bị thu hẹp và bị tổn thương.
Ăn chuối tiêu có thể duy trì cân bằng Natri, Kali trong cơ thể và acid kiềm, khiến cho cơ bắp và thần kinh duy trì bình thường, cơ tim hoạt động hài hòa, vì vậy mỗi ngày ăn từ 3-5 quả sẽ tốt cho người bị cao huyết áp.
Nếu thường xuyên ăn chuối có thể phòng bệnh cao huyết áp vì chuối chứa kali làm giảm huyết áp, có tác dụng khống chế lượng natri gây tăng huyết áp, làm tổn hại mạch máu.
Chuối chín vàng
Khi chuối chuyển sang chín vàng, lượng tinh bột trong chuối đã chuyển hóa thành đường đơn (như sucrose, glucose và fructose), chỉ còn khoảng 1% là tinh bột.
Do chứa nhiều đường đơn nên chuối chín vàng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, hệ thống ruột sẽ hấp thụ được các chất dinh dưỡng nhanh hơn. Tuy nhiên, người bị tiểu đường loại 2 không nên ăn chuối chín vì hàm lượng đường cao trong nó.
Chuối chín vàng cũng có nồng độ chất chống oxy hóa cao khi chín và hệ thống miễn dịch của cơ thể cũng “rất thích” quả chuối chín vàng này.
Để giảm bớt số lượng các vitamin và khoáng chất bị mất khi chuối chín, chúng ta có thể cất giữ chuối trong tủ lạnh.
Chuối chín giàu chất chống oxy hóa
Một quả chuối chín (vàng) có chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn so với chuối chưa chín.
Chuối chín dễ tiêu hóa
Chuối chín (vàng) dễ tiêu hóa vì trong quá trình chín, tinh bột kháng được chuyển đổi thành các loại đường đơn giản.