Để áp dụng thành công phương pháp Keto, đây là những thực phẩm nên và không nên ăn khi theo phương pháp này.
- Bữa tối mà ăn món cá hấp này thì vừa ngon vừa giảm cân số 1!
- Bỏ ra 200 nghìn để mua 1kg xà lách rocket hoặc học ngay cách trồng cực dễ để giảm cân giữ dáng như Hà Tăng
Trong những năm trở lại đây, việc hoàn thiện bản thân, lấy lại vóc dáng được đông đảo các chị em phụ nữ quan tâm, đặc biệt là quan tâm tới chế độ ăn uống ra sao để có thể giảm được cân nhanh chóng. Bên cạnh phương pháp giảm cân Intermittent Fasting thì phương pháp giảm cân "Ketogenic" đang là từ khóa cực hot mà các chị em đang thi nhau tìm kiếm trong thời gian gần đây.
"Keto" nghĩa là gì?
Hiểu đơn giản, phương pháp giảm cân "Keto" cho phép bạn nạp vào cơ thể 1 lượng lớn chất béo, vừa phải đạm, và cực ít tinh bột (carbonhydrate). Nó khá tương đồng với chế độ ăn low-carb. Khi glucose trong máu hạ xuống mức thấp, cơ thể sẽ tăng đưa axit béo từ mô mỡ ra máu, đưa đến gan, chặt vụn ra thành các thể Xê-tôn (Ketone), làm năng lượng nuôi cơ thể. Trạng thái tăng thể Xê-tôn trong máu được gọi là trạng thái "Ketosis", chính là trạng thái "buộc cơ thể lấy mỡ ra để đốt". Lúc này cơ thể bạn chính thức bước vào chu trình "đốt mỡ nhanh".
Nguyên lý hoạt động của Ketogenic.
Bạn phải đảm bảo luôn nạp cho cơ thể một lượng lớn chất béo, đạm vừa phải, và cực ít tinh bột. Có một số tài liệu cho rằng tỷ lệ giữa chất béo, đạm, tinh bột nên là 70:25:5 nhưng một số người đã áp dụng thành công Keto khuyên bạn nên giảm lượng đạm xuống thấp nữa để quá trình Ketosis diễn ra nhanh hơn, cụ thể tỷ lệ chất béo, đạm, tinh bột nên là 80:15:5.
Tìm hiểu về sinh học 1 chút
Khi cơ thể bạn cạn kiệt nguồn glucose và axit amin, bắt buộc lúc này cơ thể sẽ phải lấy 1 nguồn năng lượng khác thay thế, và không gì khác chính là chặt vụn axit béo ra thành từng mẩu xê-tôn để đi nuôi cơ thể. Đây chính là nguyên lý hoạt động của chế độ ăn này.
Tinh bột: Sản sinh glucose, ngấm rất nhanh vào tế bào, tăng nồng độ insulin trong cơ thể, tạo thành năng lượng hoạt động chính. Khi dùng không hết năng lượng này sẽ tích trữ dưới dạng glycogen ở gan. Khi glycogen không được sử dụng hết sẽ chuyển thành thành chất béo và lưu trữ dưới dạng mỡ thừa.
Đạm: Sản sinh axit amin, có chức năng xây dựng và nuôi dưỡng và phục hồi các tế bào cơ. Khi không dùng hết cũng sẽ tích trữ dưới dạng glycogen, và khi không dùng hết nữa sẽ chuyển thành thành chất béo lưu trữ dưới dạng mỡ thừa.
Chất béo: Sản sinh ra chất béo đơn rồi chuyển thành chất béo trung tính Triglyxerit, ngấm dần vào bạch cầu rồi đi vào máu mà không ngấm được vào tế bào để tạo nặng lượng.
Hãy luôn nhớ rằng, để cơ thể có thể sử dụng triệt để mỡ làm năng lượng, bạn bắt buộc phải cắt giảm tinh bột tới mức tối đa, và ăn 1 lượng vừa phải protein. Ai cũng biết rằng tinh bột chính là nguồn năng lượng chính nuôi cơ thể và cơ thể chúng ta là 1 cỗ máy vô cùng thông minh. Nếu như bạn chưa cắt giảm tinh bột, cơ thể vẫn chưa cần dùng đến mỡ dự trữ để đốt, nó sẽ lập tức "ăn" glucose trở lại, tăng tiết insulin, mô mỡ ngay lập tức ngừng phân giải mỡ, bạn chưa thể vào trạng thái "ketosis", và kết quả vẫn chưa thể giảm được cân.
Và đừng nghĩ rằng ăn nhiều đạm cũng sẽ vào được trạng thái "ketosis" nhé. Cách cơ thể hấp thụ axit amin từ đạm cũng giống hệt như hấp thụ glucose từ tinh bột. Chừng nào còn glucose và axit amin thì cơ thể còn "chưa thèm" đốt mỡ.
Cần ít nhất là 8 tuần để cơ thể hoàn toàn bước vào trạng thái Ketosis. Trong 1-2 tuần đầu ăn keto sẽ có các triệu chứng điển hình như là bủn rủn chân tay, đầu óc chóng mặt, choáng váng, đánh trống ngực, hụt hơi, bải hoải,… đây chính là cúm Keto (keto flu). Bạn không nên quá lo lắng về những triệu chứng này, đơn giản là vì não, tim, cơ đang chưa hoàn toàn quen với việc cắt giảm tinh bột đột ngột, và chưa quen với việc lấy mỡ ra đốt làm năng lượng. Và cúm Keto sẽ hết trong 2-3 tuần tiếp theo.
Keto nên ăn gì và không nên ăn gì?
Thực phẩm nên ăn Keto:
- Rau xanh: Bạn có thể ăn mọi loại rau xanh, ăn không hạn chế các loại rau thơm, rau làm gia vị, nấm các loại, hành tây, măng tây, ớt chuông,…
- Các loại củ: Cà rốt, su su, su hào,…
- Cùi dừa và các chế phẩm từ dừa
- Tất cả mọi loại thịt và các sản phẩm từ thịt, hoặc đậu hũ.
- Tất cả mọi loại thủy, hải sản: Với cá, nên chọn các loại cá chứa nhiều chất béo tốt như cá hồi, basa, cá thu, cá ngừ,…
- Tất cả mọi loại trứng.
- Mỡ và da động vật, thủy hải sản.
- Các loại dầu tốt cho sức khỏe: dầu olive, dầu dừa, dầu đậu phộng,…
- Mọi loại phô mai, sữa tươi, sữa chua không đường, bơ thực vật (nên chọn bơ nhạt), whipping cream, ghee,..
- Các loại hạt tốt cho sức khỏe: hạnh nhân, óc chó, điều, macca, hạt lanh, đậu phộng,…
- Hoa quả ít ngọt: dưa chuột, củ đậu, các loại quả họ berries như dâu tây, việt quất, mâm xôi,…
Thực phẩm tránh ăn Keto:
- Mọi loại tinh bột và ngũ cốc: cơm, phở, bún, cháo, mỳ, bánh mỳ, yến mạch, kiều mạch, khoai lang, khoai tây, củ sắn, ngô, củ cải.
- Các loại hạt họ đậu: đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, đậu hà lan.
- Các thực phẩm chứa nhiều đường: bánh ngọt, sữa đặc, soda, nước ép trái cây, nước ngọt có gas, kem, bánh quy, kẹo,…
- Các loại trái cây và quả ngọt.
- Đồ uống có cồn: rượu, bia,…