Nhiều bố mẹ vẫn hồn nhiên nghĩ rằng trẻ "còn bé biết gì" nhưng thực ra từ giai đoạn này, con đã bắt đầu có thể nhớ khá rõ một số hình ảnh tạo ấn tượng mạnh với trẻ.
- "Điểm sáng" trong chế độ ăn uống giúp trẻ tự tin và thông minh hơn: Làm cha mẹ nhất định phải biết
- Những dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị viêm phổi, phụ huynh nên nắm rõ để xử lý đúng cách
Giai đoạn trên 3 tuổi là giai đoạn "đặc biệt" của hầu hết những đứa trẻ khi các bé có đầy đủ sự tò mò về mọi thứ xung quanh, ham muốn khám phá ham muốn, đồng thời nhân cách cũng dần hình thành. Vì tâm lý này của trẻ, cha mẹ nên lưu ý có một số điều không nên tiếp tục làm trước mặt con.
Thay quần áo, đi tắm
Sau 3 tuổi, ý thức của trẻ bắt đầu phát triển, các bé sẽ nhận ra cách đi vệ sinh của nam giới và nữ giới là khác nhau, cũng vì vậy, trẻ muốn tìm hiểu, và bắt đầu tạo ra sự tò mò về bộ phận cơ thể mình. Vào thời gian này, bố mẹ khi thay quần áo hay đi tắm nên chú ý tránh ánh mắt con, tránh gây hiện tượng dậy thì sớm.
Bố mẹ cũng có thể chọn thời điểm thích hợp để giúp con biết được phần riêng tư, cho con biết đồ lót để che phủ vùng kín, không để người khác tiếp xúc, dạy cho trẻ em cách tự bảo vệ mình.
Giết mổ động vật
Trong con mắt của người lớn, một số loài động vật, chẳng hạn như lợn, cừu, cá, thịt bò...chỉ là thức ăn. Nhưng đối với trẻ em khoảng 3 tuổi, các con vật này xuất hiện như các nhân vật trong phim hoạt hình, như một người bạn thân thiết.
Đặc biệt với những em bé có nhiều cảm xúc, nếu phải sớm nhìn cảnh bố mẹ giết mổ động vật khi chúng đang còn sống, chứng kiến cảnh đẫm máu, cảnh động vật quằn quại và chết sẽ ám ảnh bé.
Cuộc sống vợ chồng
Sau khi gia đình xuất hiện thêm một đứa trẻ, cuộc sống sinh hoạt vợ chồng đương nhiên không thể như trước. Đừng nghĩ con không nhớ, dù sao khi trẻ trên 3 tuổi bố mẹ cũng cần đảm bảo tính riêng tư trong "chuyện ấy" bằng những cách như khoá cửa, tận dụng thời gian con vắng nhà...tránh để con bắt gặp.
Cãi nhau trước mặt con
Sau 3 tuổi, trẻ đã có khả năng nhận thức và rất nhạy cảm với những lời to tiếng, âm thanh nạt nộ. Khi chứng kiến bố mẹ ông bà tranh luận cãi nhau, con sẽ dễ hiểu nhầm, từ đó dẫn đến có cảm giác bất lực, sợ hãi, choáng ngợp. Bố mẹ thường xuyên cãi nhau trước mặt con sẽ tạo nên "vết sẹo" trong tâm hòn trẻ, khiến con trở nên dễ cáu kỉnh, nhạy cảm, mất tự tin, ám ảnh khi lớn.
Tất nhiên, trong cuộc sống, hiếm có cặp vợ chồng nào có thể có được sự hài hòa tuyệt đôi, không tranh chấp và xung đột. Vậy nhưng nên chú ý đến cuộc tranh luận, đừng nói ra những lời thô tục. Sau một cuộc tranh cãi, bố mẹ cần giải thích cho con kịp thời để tránh khiến con hiểu lầm.