Có những sai lầm tai hại mẹ cần tránh khi chăm trẻ sơ sinh, để con luôn khỏe mạnh, không bị ốm yếu.
- Con thấp bé so với bạn cùng tuổi, có thể do trẻ bị rào cản dưới đây mà cha mẹ không biết
- Để con gái tự làm bài tập về nhà, mẹ ngơ ngác không hiểu bé vẽ gà con hay đậu phộng nhưng đáp án mới sửng sốt
Cho trẻ sơ sinh tráng miệng bằng nước
Các chuyên gia đã khẳng định, trẻ bú mẹ dưới 6 tháng tuổi hoàn toàn không cần uống nước. Việc bổ sung thêm nước để tráng miệng sau khi con bú sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ vô cùng nguy hiểm. Các thành phần trong sữa mẹ đã được chứng minh là vô cùng đầy đủ và phù hợp để nuôi dưỡng trẻ sơ sinh tăng trưởng mỗi ngày, kể cả lượng nước trẻ cần ở độ tuổi này. Vì thế, mẹ đừng nên nghe theo lời người khác và cho bé sơ sinh uống thêm nước, hãy cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và không thêm bất cứ loại thức ăn nào khác.
Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng bú mẹ được cho uống thêm nước sẽ rất dễ bị biếng ăn, suy nhược cơ thể. Hơn nữa, nếu nguồn nước không đảm bảo thì nguy cơ con tiêu chảy, ngộ độc là cực kỳ cao. Nguy hiểm hơn, đã xuất hiện khá nhiều trường hợp bé bị loãng máu, giảm nồng độ natri, co giật hôn mê và nặng hơn là dẫn đến tử vong.
Cho trẻ ăn dặm quá sớm
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn rất yếu, vì vậy nếu cho trẻ ăn bột quá sớm, trẻ sẽ sinh tướt, đi ngoài phân sống, lâu ngày dẫn đến bị viêm ruột già, đi tiểu ra máu, sinh ra rối loạn tiêu hóa.
Nên cho trẻ ăn dặm sau tháng thứ 6 trở đi, tuy nhiên không nên cho ăn quá nhiều lần trong ngày, chỉ nên cho ăn dặm 1 hoặc 2 lần trong ngày.
Không cho trẻ ăn theo nhu cầu
Rất nhiều bà mẹ mới sinh lo lắng việc con đòi ăn liên tục, ăn không theo giờ giấc nên quyết định bắt buộc cho con ti theo một lịch trình nghiêm ngặt ngay từ khi mới lọt lòng. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chứng minh: “Trẻ em thông minh hơn chúng ta tưởng. Chúng tự biết khi nào đói và khi nào đã no. Cho trẻ ăn theo nhu cầu, trẻ sẽ ăn tốt hơn”.
Vì vậy, mẹ nên quên đi những “kỷ luật thép” về giờ giấc ăn uống của trẻ sơ sinh. Miễn là con ăn không quá 4 tiếng một lần, mẹ nên để con tự quyết định lịch ăn của mình.
Ngoáy tai thường xuyên
Sợ con bị bẩn nên nhiều bà mẹ thường mắc “hội chứng” sạch sẽ quá mức. Một số từng thừa nhận rằng mỗi ngày đều phải ngoái mũi và ngoáy tai cho con vì sợ bé sẽ bị viêm nhiễm qua những bộ phận thường ít được chú ý này. Nhưng đây là việc hoàn toàn không cần thiết và lại có khả năng gây hại cho con.
Theo các bác sĩ, ráy tai có vai trò giữ bụi bặm và ngăn chặn vi khuẩn nên mẹ chỉ cần vệ sinh tai cho con nhẹ nhàng mỗi tuần một lần, tránh ngoáy quá sâu, quá nhiều vì sẽ rất dễ khiến trẻ bị viêm tai ảnh hưởng đến thính giác sau này.