Dưới đây là những di chứng nguy hiểm mà mẹ có thể gặp phải khi sinh mổ, là phụ nữ bạn cũng nên biết để có thể chuẩn bị những điều tốt nhất trước và sau khi sinh con.
- Nguyên nhân khiến phụ nữ dễ trầm cảm sau sinh, căn bệnh nguy hiểm mẹ bỉm không nên bỏ qua
- Cách chăm sóc phụ nữ sau sinh để con an toàn, mẹ khoẻ mạnh
Tổn thương nhiều ở tử cung
Mổ lấy thai đứng đầu những nguy cơ khiến tử cung mẹ bị tổn thương nghiêm trọng. Phụ nữ mang thai thường lầm tưởng đẻ mổ sẽ bớt đau và giúp con thông minh hơn đẻ thường. Tuy nhiên, thực tế thì đẻ thường vẫn là tốt nhất. Bác sĩ chỉ chỉ định đẻ mổ khi sản phụ gặp bất trắc trong thai kỳ. Khi mổ lấy thai, chị em sẽ phải chịu đựng những rủi ro từ việc gây mê, mất máu, nhiễm trùng và cả việc chọn các biện pháp tránh thai sau này.
Để giảm tổn thương cho tử cung, mẹ nên ăn các sản phẩm từ đậu nành, uống trà xanh, bổ sung kích thích tố nữ… Những cách này còn giúp giảm nguy cơ bị ung thư nội mạc tử cung nữa.
Phải kéo dài thời gian sinh con lần tiếp theo
Sau khi có con đầu lòng, nhiều gia đình đã nghĩ đến việc sinh con thứ hai. Tuy nhiên, với phụ nữ sinh mổ, họ phải chờ ít nhất 2 năm để cơ thể phục hồi mới nên mang thai con thứ hai. Điều này khiến một số sản phụ mang thai con thứ hai khi đã lớn tuổi, kéo theo nhiều rắc rối, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của sản phụ và thai nhi.
Vết sẹo xấu xí
Vết sẹo từ ca mổ lấy thai sẽ không bao giờ biến mất trên bụng trong suốt cuộc đời bạn. Và vết mổ lần 2 sẽ còn xấu hơn lần 1 do da bụng bị trùng xuống. Lúc này, các mẹ thường đổ lỗi cho tay nghề bác sĩ nhưng thực tế không phải như vậy.
Làm thế nào để vết mổ đẻ dễ nhìn hơn? Khi sinh mổ, mẹ cần chú ý tránh gây áp lực lên vết mổ bằng cách không ngồi nhiều và khi ngồi cho con bú thì nên ngồi thẳng lưng. Mẹ cũng có thể dùng khăn ấm để chườm lên vết mổ đẻ sau sinh khoảng 10 ngày để vết mổ không gây ngứa ngáy, khó chịu sau này.