Nhìn đôi chân bất thường của bé gái 2 tuần tuổi, bác sĩ quay sang hỏi: Có ai bị lở miệng hôn con không?

Bài học làm mẹ 26/12/2019 06:00

Các bác sĩ cho biết họ phát hiện ra một vết phồng rộp, vì vậy có thể là bé gái đã bị mụn rộp ở trẻ sơ si

Khi nhận thấy chân có một khối u, trong khi bàn chân thì trông như bị trật, bà mẹ Karen Diamond (28 tuổi) đến từ Gateshead (Anh) đã đưa con gái Willow đến bệnh viện để khám. Sau khi kiểm tra, các bác sĩ cho biết họ phát hiện ra một vết phồng rộp, vì vậy có thể là bé gái đã bị nhiễm virus herpes (mụn rộp ở trẻ sơ sinh) – một tình trạng nghiêm trọng, đôi khi có thể gây tử vong, mà nguyên nhân gây ra nó là do một người khác mắc bệnh hôn bé.

Nhìn đôi chân bất thường của bé gái 2 tuần tuổi, bác sĩ quay sang hỏi: Có ai bị lở miệng hôn con không? - Ảnh 1

Nhìn đôi chân bất thường của bé gái 2 tuần tuổi, bác sĩ quay sang hỏi: Có ai bị lở miệng hôn con không? - Ảnh 2

Chị Karen đã vội đưa con đến bệnh viện sau khi nhận thấy con có một khối u ở chân và bàn chân trông như bị trật.

Được biết, bà mẹ 2 con này đã chào đón bé Willow vào tuần thứ 37 của thai kỳ. Cô bé chào đời khỏe mạnh với cân nặng 3,2kg.

Chị Karen kể: "Hai tuần sau khi sinh, chúng tôi nhận thấy Willow có một khối u ở chân và chân con bé trông như bị trẹo. Thật khủng khiếp khi chồng tôi đã nghĩ ngay đến điều tồi tệ nhất là em họ và bạn thân của anh ấy mất vì căn bệnh ung thư. Vợ chồng tôi phát hoảng lên, vội đưa Willow đến bệnh viện địa phương. Ở đây, các bác sĩ nghi ngờ con tôi đã bị một người có biểu hiện là vết loét miệng hôn, vì vậy, họ cần xét nghiệm máu của con bé. Tôi đã khóc ngất khi nghe tin đấy".

Nhìn đôi chân bất thường của bé gái 2 tuần tuổi, bác sĩ quay sang hỏi: Có ai bị lở miệng hôn con không? - Ảnh 3Nhìn đôi chân bất thường của bé gái 2 tuần tuổi, bác sĩ quay sang hỏi: Có ai bị lở miệng hôn con không? - Ảnh 4Nhìn đôi chân bất thường của bé gái 2 tuần tuổi, bác sĩ quay sang hỏi: Có ai bị lở miệng hôn con không? - Ảnh 5

Các bác sĩ nghi ngờ bé gái đã bị một người có bệnh lở miệng hôn, vì vậy, họ cần xét nghiệm máu của con bé và cho bé nằm viện vài ngày.

Vài ngày sau, bé Willow được xuất viện. Nhưng khi được 3 tuần tuổi, bé gái đã phải quay lại bệnh viện khi đi phân ra máu. Các bác sĩ nhận thấy đứa trẻ còn có thêm dịch bạch huyết ở chân nên nghi ngờ bé bị mắc hội chứng Klippel-Trenaunay Webber (KTWS) – một căn bệnh ảnh hưởng đến các mạch máu và có thể khiến chân tay to bất thường vì tích tụ chất lỏng. Sau khi xét nghiệm, Willow được chẩn đoán là bị phù bạch huyết ở cả hai chân và trong ruột và xung quanh trực tràng.

Chị Karen cho biết: "Chúng tôi vẫn chưa biết bệnh này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của Willow như thế nào. Con tôi rất kiên cường nhưng không có gì đảm bảo tương lai của con bé cả. Hiện tại, Willow vẫn đang trải qua các xét nghiệm và có một hành trình dài phía trước".

Nhìn đôi chân bất thường của bé gái 2 tuần tuổi, bác sĩ quay sang hỏi: Có ai bị lở miệng hôn con không? - Ảnh 6

Hiện tại chân của Willow luôn được băng lại. Vì có nguy cơ nhiễm trùng cao nên cô bé còn phải thường xuyên theo dõi viêm mô tế bào và nhiễm trùng huyết.

Nhìn đôi chân bất thường của bé gái 2 tuần tuổi, bác sĩ quay sang hỏi: Có ai bị lở miệng hôn con không? - Ảnh 7

Anh trai Bentley vào viện thăm em gái.

Hàng ngày, chị Karen phải mát xa chân cho con gái và hút sạch chất lỏng đang tích tụ dưới da. Bà mẹ đau khổ cho biết vì mắc căn bệnh phù bạch huyết mà trông con chị thật khác, chân tay của Willow luôn trong tình trạng sưng to. Chị nói: "Tôi hy vọng là tình hình của con tôi sẽ được cải thiện theo thời gian. Các bác sĩ sẽ làm cách nào đó để hút dịch bằng cách gắn bạch huyết vào tĩnh mạch. Bây giờ, hàng ngày, chân của con tôi luôn phải quấn băng. Vì có nguy cơ nhiễm trùng cao nên con bé còn phải thường xuyên theo dõi viêm mô tế bào và nhiễm trùng huyết".

Phù bạch huyết là gì?

Theo thông tin từ Dịch vụ Y tế Quốc gia Hoa Kỳ thì căn bệnh phù bạch huyết được gây ra bởi khiếm khuyết di truyền trước khi sinh, gây ra tình trạng sưng các mô bên trong cơ thể, đặc biệt là chân tay. Đó là khi hệ thống bạch huyết – một mạng lưới có trách nhiệm loại bỏ các chất lỏng dư thừa và giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng – hoạt động không đúng nhiệm vụ.

Đây là một căn bệnh cực kỳ hiếm gặp khi chỉ mới tìm thấy có 10 triệu người ở Mỹ và 200.000 người ở Anh mắc phải căn bệnh này. Hiện tại, bệnh phù bạch huyết vẫn chưa có thuốc điều trị. Bệnh nhân chỉ có thể làm giảm thiểu chất lỏng tích tụ thông qua tất nén và sống một lối sống lành mạnh.

MC Minh Trang tiết lộ những tuyệt chiêu kích sữa hiệu quả để có đủ sữa cho con bú

Không phải uống thuốc bổ, thuốc lợi sữa hay tìm đến những cách khó thực hiện, MC Minh Trang áp dụng những cách đơn giản mà theo cô, nó mang lại hiệu quả rõ rệt với người có cơ địa ít sữa như cô.

TIN MỚI NHẤT