Ngày càng có nhiều cơ sở khoa học chứng minh rằng một số đặc điểm tính cách có sự tương quan với gen di truyền.
- Thay vì suốt ngày khen con, đây mới là việc bố mẹ cần làm để khích lệ sự tự tin ở trẻ
- Bé đi học sau Tết: Nhắc con trước 3 ngày và không đón con muộn khi bé đã đi học
Như chúng ta đã biết, ảnh hưởng về chiều cao, trí tuệ, màu da và cả bệnh di truyền (rối loạn di truyền) là những yếu tố di truyền sinh học thông thường, vậy tính cách của bố mẹ có di truyền đến các bé hay không? Ngày càng có nhiều cơ sở khoa học chứng minh rằng: một số đặc điểm tính cách có sự tương quan với gen di truyền.
Người ta thường nói rằng, có nhiều đứa trẻ sinh ra đã hoạt bát cởi mở nhưng ngày càng trở nên thu mình do chịu ảnh hưởng của môi trường sống. Tuy nhiên, họ đã quên mất rằng những đặc tính của trẻ như: mức độ vui vẻ, sự chuyên tâm, tính lẩn trốn hiểm nguy… đều liên hệ mật thiết với yếu tố di truyền.
Chuyên gia tâm lý – nhân cách, giáo sư của đại học bang Minnesota (Hoa Kỳ) Auke Tellegen đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm tính cách của hàng trăm cặp song sinh có gen di truyền giống hệt nhau tức là sinh đôi cùng trứng, nhưng bị tách ra ngay sau khi sinh và được nuôi dạy trong những điều kiện môi trường khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy, kỹ năng xã hội(bao gồm: có sẵn sàng trở thành tâm điểm của sự chú ý không, có muốn làm lãnh đạo không) và đặc tính truyền thống (tức là: có nghiêm khắc chấp hành kỷ luật không, làm việc có tôn trọng quy tắc không) là 2 đặc điểm dễ bị ảnh hưởng bởi di truyền nhất.
Theo một nghiên cứu toàn diện và dài hạn về tác động của di truyền học của Tiến sĩ David Reiss và các đồng nghiệp từ Đại học George Washington chỉ ra, tính cách của đứa con sẽ được hình thành dựa trên tính cách lý tưởng của cha mẹ. Đồng thời, kết quả nghiên cứu còn cho thấy dường như di truyền có ảnh hưởng khá lớn đến sự phát triển tính cách của mỗi con người. Ví dụ như những tính tình hiền lành, dễ hòa hợp với mọi người của trẻ thường được kế thừa từ ông bố hoặc bà mẹ hướng ngoại.
Vậy, làm thế nào để trẻ được thừa hưởng tính cách tích cực từ người mẹ?
Trong thời kỳ đầu mang thai, tâm trạng của thai phụ vô cùng bất ổn, thậm chí có thể nói là buồn vui thất thường do chịu sự biến đổi estrogen trong cơ thể. Sự ổn định tâm trạng của người mẹ có những ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe cũng như sự hình thành và phát triển của thai nhi. Vì vậy, để sự di truyền tính cách trở nên tích cực, các bà mẹ cần chú ý điều chỉnh cảm xúc, thay đổi suy nghĩ tiêu cực của mình trong suốt thai kỳ.
1. Khi bất an, lo lắng
Mang thai, sinh nở không phải là chuyện dễ dàng, cùng với sự lớn lên của thai nhi, người mẹ cảm thấy cơ thể khó chịu, thậm chí còn rơi vào tâm trạng lo lắng bất an chỉ vì một chuyện bình thường. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và cả đặc điểm tính cách của thai nhi, đứa trẻ chào đời sẽ có nhiều tâm tính tiêu cực, rất khó giáo dục.
Mẹ bầu nên chủ động điều chỉnh cảm xúc của mình, có thể cải thiện tâm trạng qua việc nghe nhạc nhẹ hoặc làm 1 vài công việc thủ công để phân tán sự tập trung.
2. Khi tức giận vô cớ
Mỗi khi người mẹ tức giận, cơ thể sẽ cần sự “phát tiết”, thai nhi cũng vì thế mà bị tổn thương, tần suất động thai động tăng cao, không chỉ khiến trẻ chào đời bị nhẹ cân mà khi trưởng thành còn dễ gặp vấn đề về hành vi.
Do đó trong thai kỳ, các bà mẹ cần học cách kiềm soát tâm trạng để tránh tăng huyết áp dẫn đến động thai hoặc sinh non. Bên cạnh đó, các ông chông cũng cần phải thông cảm và quan tâm, chăm sóc nhiều hơn đến vợ mình.