Trẻ em từ 2 đến 11 tuổi xem hơn 25.000 quảng cáo mỗi năm trên TV. Đây quả là một con số ấn tượng và bạn có biết vì sao trẻ em lại thích xem quảng cáo đến thể không?
- Nóng lạnh bất thường, cẩn thận với 7 căn bệnh về đường hô hấp ở trẻ
- Biết nói "không" - một trong những kỹ năng sống cần thiết bố mẹ nào cũng cần dạy con
Trẻ con thích những quảng cáo bỉm, đồ chơi, bim bim hơn bất kì chương trình tivi nào sản xuất dành riêng cho chúng, theo nghiên cứu của American Academy of Pediatrics Council on Communications and Media. Theo bậc thầy quảng cáo David Hill, đồng thời là giám đốc điều hành của American Academy of Pediatrics Council on Communications and Media, điều này không phải vì trẻ con có đam mê hay mong muốn trở thành những nhà điều hành công ty quảng cáo, những người tạo ra quảng cáo mà đơn giản hơn, những đoạn quảng cáo là chính xác những gì một đứa trẻ đang tìm kiếm để giải trí.
David Hill phát biểu với Fatherly: “Một đoạn quảng cáo cũng là một hình thức giải trí ngắn và những đứa trẻ 2 tuổi không đủ sự tập trung cho những gì dài hơn thế. Nhưng ánh sáng nhấp nháy, âm thanh, những đứa trẻ nhỏ và đồ vật đầy màu sắc lại được thiết kế để thu hút trẻ đúng với sự cột mốc phát triển của trẻ”.
Các công ty trên thế giới hiện chi khoảng 17 tỉ USD mỗi năm để tiếp thị đến trẻ em, trong khi đó vào năm 1983 con số này chỉ có 100 triệu USD mà thôi. Trẻ em từ 2 đến 11 tuổi xem hơn 25.000 quảng cáo mỗi năm trên TV. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em không thể nói rõ sự khác biệt giữa những đoạn quảng cáo nhắm đến chúng và những chương trình khác. Tương tự như vậy, trẻ em không thể nhận biết ý định thuyết phục của quảng cáo cho đến khi 8 tuổi, nghiên cứu cho biết.
Nhiều ý kiến cho rằng quảng cáo không tốt cho trẻ em nhưng không phải ai cũng đồng ý như thế. Denise Blasevick - người sáng lập công ty quảng cáo S3 - lập luận rằng quảng cáo không có hại mà còn có thể giúp trẻ sử dụng trí tưởng tượng đang phát triển của mình. “Tưởng tượng đòi hỏi trẻ sẽ vận dụng sự sáng tạo so với việc chỉ xem sự sáng tạo của người khác, như một chương trình mà ai đó đã tạo ra. Khi một đứa trẻ thấy quảng cáo về đồ chơi chúng muốn hay đã có, thức ăn mà trẻ ăn, những sản phẩm mà bố mẹ đã dùng cho mình, trẻ sẽ thấy một mối tương quan với cuộc sống ngoài đời thật. Trẻ có thể tự tưởng tượng trong những kịch bản mà mình đang xem”, ông cho biết.
Ông Hill cảnh báo rằng vấn đề là khi trẻ thấy chính mình trong các kịch bản quảng cáo rồi trở thành một fan của sản phẩm, bố mẹ đáp ứng cho những đòi hỏi của con và tạo ra một vòng tròn luẩn quẩn. Phải đến khi trẻ khoảng từ 8 đến 9 tuổi, trẻ mới có thể hiểu rằng những đứa bé nhảy múa trong các đoạn quảng cáo bỉm chỉ là diễn viên nhí mà thôi. Ông cũng khuyến cáo rằng bố mẹ không nên chiều theo trẻ, mua những sản phẩm mà chúng muốn.