Hiện tượng trẻ bị ngược đãi tại các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập thời gian qua phần nào cho thấy những khiếm khuyết trong chính sách.
- "Con thấy bố mẹ bận nên không dám nói"
- Những "bi kịch" trẻ có thể phải trải qua khi bị bạo hành bằng ngôn ngữ
Cho đến nay, hệ thống mầm non ngoài công lập đang phát triển nhanh chóng, không thể phủ nhận rằng hệ thống này có những đóng góp lớn làm giảm bớt tình trạng quá tải cho các trường công lập. Tuy nhiên, nhà nước vẫn chưa thể đảm bảo công bằng về chỗ học cho học sinh ở lứa tuổi mầm non.
Trong khi các trường công lập nhận được nhiều sự hỗ trợ của nhà nước, từ cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên đến học phí,… thì các trường ngoài công lập phải một mình “đứng mũi chịu sào” mà không nhận được bất kỳ sự ưu ái nào. Hiện tượng trẻ bị ngược đãi tại các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập thời gian qua phần nào cho thấy những khiếm khuyết trong chính sách. Nhà nước chưa tạo ra sự công bằng giữa các trường công lập và ngoài công lập.
Nên chăng cần phải tạo ra một cơ chế cho việc hỗ trợ kinh phí của nhà nước cho cả các trẻ mầm non ngoài công lập, tạo điều kiện cho các cơ sở ngoài công lập phát triển? Tuy nhiên cũng nên siết chặt quản lý, tránh trường hợp, chỉ khi người dân và báo chí phát hiện sai phạm thì cơ quan quản lý mới.
Ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, để giải quyết những khó khăn bất cập trong công tác quản lý cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang chỉ đạo các tỉnh, thành phố xây dựng quy hoạch mạng lưới trường lớp phù hợp với tình hình thực tế địa phương. Trong thời gian tới Bộ sẽ tiếp tục rà soát các văn bản hiện hành để sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tiễn; chỉ đạo ngành giáo dục phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức, ban, ngành liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, đặc biệt là công tác quản lý cấp phép thành lập đảm bảo đúng quy định.
Ông Nguyễn Bá Minh phân tích, ở các khu vực khu đô thị, đông dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, số lượng nhóm lớp tư thục nhiều và thường xuyên biến động, trong khi đó biên chế phụ trách giáo dục mầm non của các phòng giáo dục quận, huyện chỉ từ 01- 02 người. Vì vậy, cán bộ phụ trách văn hóa, giáo dục của xã, phường phải kiêm nhiệm rất nhiều công việc nên rất khó khăn cho công tác thanh tra, kiểm tra.