Cùng điểm lại những mối nguy hiểm có thể gây hại cho trẻ từ chính thói quen hàng ngày mà cha mẹ luôn cần lưu ý để bảo vệ sự an toàn cho con.
- Trẻ đổ mồ hôi vào ban đêm – dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm
- 7 vị trí trên người trẻ, đánh nhẹ cũng có thể gây nguy hiểm cha mẹ nào cũng cần biết để tránh
Trẻ em vốn là đối tượng hiếu động, hay tò mò và thích khám phá thế giới xung quanh. Thế nhưng để đảm bảo an toàn cho trẻ mà vẫn giúp các bé có cơ hội phát triển và khám phá nhiều hơn, cha mẹ cần biết đến những nguy cơ có thể xảy đến với trẻ, từ đó có biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn cho trẻ.
Có 6 mối nguy hiểm tưởng vô hại, thậm chí là an toàn nhưng lại tiềm ẩn mang đến nhiều rủi ro và nguy cơ gây hại cho trẻ nhiều hơn như sau:
1. Đeo dây đai an toàn quá cao
Khi mang thai, mẹ chú ý thắt dây an toàn càng thấp xuống bụng dưới càng tốt, điều này giúp hạn chế khả năng gây thương tích cho thai nhi trong bụng nếu chẳng may gặp tai nạn.
Cố gắng ngồi thẳng, bởi nếu ngồi nghiêng hướng về phía trước sẽ tạo áp lực đè lên em bé. Nếu phải lái xe, mẹ bầu lưu ý không ngồi quá sát vô lăng, điều này vô cùng nguy hiểm ngay cả khi chỉ có va chạm nhỏ.
2. Các thiết bị điện tử
Ánh sáng màu xanh từ màn hình LED có thể gây tổn thương võng mạc, dẫn đến thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể và mù lòa ở trẻ nếu trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử quá nhiều.
Việc sử dụng điện thoại và máy tính bảng thường xuyên sẽ khiến trẻ như rơi vào 1 thế giới ảo, xa rời hiện thực. Các kỹ năng vận động và cảm giác không có cơ hội được phát triển và tương tác trực tiếp. Điều này dẫn đến sự kém phát triển của thùy trán, nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến giọng nói, tính cách, giao tiếp và việc đưa ra quyết định ở trẻ.
Để hạn chế tác dụng xấu, cha mẹ chỉ nên cho con dùng điện thoại, máy tính, tivi không quá 1 giờ mỗi ngày. Trẻ em trên 2 tuổi có thể chơi các trò chơi trí não trên điện thoại, tuy nhiên cha mẹ nên cho trẻ tương tác với bạn bè hoặc người lớn thay vì chỉ ngồi chơi 1 mình.
3. Mặc quần áo quá ấm
Trẻ càng nhỏ thì khả năng điều chỉnh thân nhiệt càng kém. Khi nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, trẻ rất dễ bị tác động. Đặc biệt khi bị nóng quá sẽ dẫn đến chứng rối loạn thần kinh và sốc nhiệt ở trẻ.
Nhiều cha mẹ có thói quen ủ ấm cho trẻ quá kĩ, cho trẻ mặc quá nhiều quần áo ấm khi trời lạnh. Điều này ngăn cơ thể không hình thành được phản ứng phòng vệ kịp thời mỗi khi thay đổi thời tiết, dẫn đến các bệnh liên quan trong mùa lạnh và hệ miễn dịch kém.
Cha mẹ lưu ý quần áo của trẻ nên được làm từ chất liệu tự nhiên và thoáng khí. Trẻ sẽ cảm thấy thoải mái khi bụng và ngực khô ráo, bàn chân và bàn tay của trẻ hồng hào, ấm áp.
4. Đồ chơi phát sáng
Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo thường khám phá thế giới xung quanh và xem xét thái độ thông qua những món đồ chơi. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý đồ chơi có màu sắc không tự nhiên, nhiều âm thanh điện tử, nhấp nháy và có chứa những chi tiết không lành mạnh có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất, tư duy sáng tạo và hình thành tính cách của trẻ. Ngoài ra, trẻ còn có thể có những hành vi hung hăng, hoảng sợ vô lí, thậm chí trầm cảm.
Cha mẹ hãy chọn cho con loại đồ chơi có màu sắc tự nhiên và vật liệu an toàn như gỗ hoặc vải. Tích cực cho trẻ chơi trò chơi thiên về giáo dục hơn là chỉ để giải trí. Đồ chơi nên gần gũi với thực tế.
5. Nước ép trái cây tiệt trùng
[Điểm lại 6 mối nguy hiểm đe dọa sự an toàn của trẻ bố mẹ không thể lơ là - Ảnh 5.]
Thay vì cho trẻ uống nước ép trái cây bán sẵn, hãy cho trẻ uống nước ép trái cây tươi (Ảnh minh họa).
Nước ép trái cây đã tiệt trùng, loại đóng hộp bán sẵn có hàm lượng vitamin thấp nhưng lại chứa nhiều đường có thể gây ra các vấn đề về răng miệng và béo phì cho trẻ. Cha mẹ nên cho trẻ uống nước trái cây tươi khi trẻ trên 1 tuổi thay vì nước ép đã qua khử trùng.
6. Dụng cụ tập đi
Các loại xe tập đi, ghế tập đứng cho trẻ nhỏ đã được chứng minh có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ. Điển hình đó là nguy cơ chân, bàn chân của trẻ bị biến dạng, cong vẹo xương sống do sức nặng không đồng đều. Trẻ không có động lực để tự bước đi 1 mình khiến cho các kĩ năng vận động bị hạn chế phát triển. Trẻ không có cảm giác tự giữ thăng bằng mà phải phụ thuộc vào xe đẩy tập đi.
Tại Canada, các loại dụng cụ tập đi này đã bị cấm sử dụng đủ để thấy ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển của trẻ hơn là những lợi ích nó mang lại. Còn tại Mỹ, có khoảng 8000 trường hợp trẻ bị thương tật mỗi năm do sử dụng dụng cụ tập đi.
Để giảm thiểu nguy cơ gây ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ, cha mẹ chỉ cho trẻ sử dụng dụng cụ tập đi dưới sự giám sát của người lớn 2 lần mỗi ngày, mỗi lần chỉ nên 15 phút. Ngoài ra, cha mẹ nên tham khảo ý kiến chuyên gia chỉnh hình để biết thêm về các nguy cơ và có phương án phòng ngừa cho trẻ.