Khi trẻ có thói ăn vạ, cha mẹ nên xác định được cảm xúc của trẻ lúc đó để đưa ra những lời nói giá trị nhất.
Bước đầu tiên để khiến trẻ dừng ăn vạ là hiểu tại sao bé làm như vậy, là để có được sự chú ý. Khi lớn lên, trẻ phát hiện ra rằng những tiếng rên rỉ là điều bố mẹ hay người trông trẻ,... không thể bỏ qua; và do đó trẻ biết đó là một công cụ giao tiếp hiệu quả.
Nhưng tại sao trẻ lại muốn gây chú ý?
Đối với trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo, có thể là do:
- Trẻ bị thất vọng.
- Trẻ có thể đang trải qua những thay đổi lớn - đi đến nơi xa lạ chưa biết đến như đi học (không kể đến việc không có bố mẹ ở bên), có thêm em hay mẹ phải quay trở lại làm việc.
- Trẻ không có được những gì mình muốn.
- Đối với trẻ đã đi học, có thể là do:
- Trẻ đang buồn chán.
- Trẻ từ chối làm những gì được yêu cầu.
Phản ứng của cha mẹ đóng một vai trò lớn trong việc khiến trẻ ngừng thói quen ăn vạ. Nếu bạn tỏ ra giận dữ chỉ để con ngừng ăn vạ trong giây lát sẽ khuyến khích bé tiếp tục lặp lại những lần sau. Đó là do trẻ thấy hành vi của mình sẽ nhận được sự hồi đáp của bố mẹ. Tuy nhiên, nếu bạn xử lý đúng cách, đặc biệt là đưa ra cách tương tác tốt hơn, trẻ sẽ bớt ăn vạ.
Điều quan trọng cha mẹ phải nhớ rằng một đứa trẻ không ăn vạ để cố ý gây phiền nhiễu; đúng hơn, đó là tiếng kêu cứu. Nếu đứa trẻ tiếp tục rên rỉ, ngay cả sau khi sử dụng các phương pháp đề xuất được đề nghị trong bài viết này, thì bạn phải suy nghĩ về những điều sau:
- Mình có bận rộn hơn bình thường không, vì mình đã không dành đủ thời gian cho con?
- Mình có đang chăm sóc anh, chị, em nhiều hơn con không?
- Con đang gặp khó khăn gì (thường là một sự thay đổi lớn)? Làm thế nào có thể giúp đỡ con?
- Mình có nhất quán với việc sử dụng các phương pháp để con ngừng ăn vạ?
Làm thế nào để con ngừng ăn vạ?
- Trước khi trẻ ăn vạ
Như mọi người nói, phòng ngừa là cách chữa trị tốt nhất. Bởi vì bạn biết cách trẻ cư xử và phản ứng, đừng trốn tránh. Nếu bạn đang gọi điện thoại và thấy rằng con cần bạn, hãy nói với bé rằng bạn sẽ có mặt ngay và bé cần phải bình tĩnh.
- Khi sự việc xảy ra
Không nên bỏ qua khi trẻ ăn vạ với hy vọng con sẽ nản lòng, mệt mỏi mà dừng lại. Hãy hỏi bất kỳ phụ huynh nào và họ sẽ đồng ý rằng một đứa trẻ có đủ năng lượng để khóc cho đến khi mẹ hoặc cha quan tâm.
Dưới đây là những gì bạn có thể làm:
1. Giải thích tại sao việc ăn vạ không hiệu quả
Điều tốt nhất để làm là giải thích tại sao nó không hiệu quả và nó ảnh hưởng đến bạn như thế nào. Bạn có thể nói:
- "Bố mẹ không thể hiểu những gì con muốn hoặc cảm giác của con khi con cứ như vậy".
- "Tiếng gào khóc làm tai bố mẹ đau nên tôi không thể nghe đúng được con muốn gì".
- "Này, con có nghe thấy cái gì đó không? Mẹ không nghe thấy vì con đang nức nở nhiều quá. Con thử lắng nghe xem nào?”
Điều quan trọng là cha mẹ cần giữ bình tĩnh, tránh thái độ tiêu cực bằng cách nói "cấm khóc”, ”nín ngay”,...
Sau đó, hãy dạy cho bé cách tốt hơn để đưa ra yêu cầu bằng cách đưa ra một ví dụ cụ thể. Bạn có thể nói:
- "Tiếp theo, con có thể nói điều này: Mẹ ơi, bây giờ con muốn ăn bánh quy".
- "Mẹ, em không cho con chơi cùng".
- "Con có thể đi chơi với bạn hàng xóm không?"
Bạn cũng có thể bắt chước tiếng ăn vạ để trẻ thấy thực sự khó chịu như thế nào.
2. Xác định cảm xúc của trẻ
Điều đầu tiên bạn nên làm là xác nhận nghi ngờ của mình bằng cách hỏi trẻ vấn đề là gì. Sau đó nói trẻ rằng bạn biết và hiểu trẻ cảm thấy thế nào - hãy cụ thể ở đây, đừng mơ hồ với trẻ em.
Ví dụ như nếu trẻ không muốn đi chợ với mẹ, bạn có thể nói: "Mẹ biết con đang chán ở đây với mẹ trong siêu thị. Mẹ xin lỗi!”. Sau đó đề xuất một giải pháp bằng cách gợi ý con sẽ là người giúp đỡ của mẹ. Con sẽ lấy đồ từ trên kệ và cho vào giỏ hàng. Việc này sẽ khiến trẻ mất tập trung và quên đi lý do khiến mình ăn vạ.
Ngoài ra, bố mẹ cần đánh giá thêm về tình hình. Trẻ có vẻ mệt mỏi hay đói không? Nếu đúng là thường xuyên như vậy, tốt nhất bạn nên thêm các bữa ăn phụ trong ngày.
3. Dạy trẻ cách nói ra mong muốn của mình
Yêu cầu con nhắc lại những gì mình muốn một cách bình tĩnh. Nếu bạn đã thỏa mãn yêu cầu của trẻ mà vẫn còn tiếng rên rĩ, hãy lấy lại ngay lập tức. Bố mẹ nên thỏa thuận trẻ chỉ nhận được những gì mình muốn khi không còn tiếng rên rỉ.
Hãy cương quyết với thỏa thuận của bạn, không được giận dữ với con của bạn và tránh gây quá nhiều áp lực. Có thể mất hàng giờ trước khi trẻ ngừng rên rỉ, nhưng ít nhất nó có giá trị đến sau này.
4. Khuyến khích hành vi tích cực
Khi bạn bắt con nói ra yêu cầu của mình, hãy để bé biết đó là một hành vi đẹp. Bạn có thể nói, "Oà, đó là cách ngọt ngào nhất mà ai đó từng xin mẹ cho ăn bánh quy. Đó là cách đúng để yêu cầu mọi thứ! Cảm ơn con".
Làm điều này ngay cả khi bạn từ chối yêu cầu của trẻ: "Con có thể có một chiếc bánh quy vào ngày mai sau khi ăn sáng, ok? Đã muộn rồi và đường có thể khiến bụng con khó chịu tối nay".