Anh Zhang suy nghĩ rất nhiều và không hiểu vì sao con mình lại tới mức bị đối xử như vậy. Cuối cùng, anh quyết định liên lạc với giáo viên chủ nhiệm lớp của con để được nghe những lời giải thích.
- Cô giáo tự dạy con tiếng Anh ở nhà: 4 tuổi con tự tin nói tiếng Anh sõi như tiếng mẹ đẻ
- Người mẹ nông thôn nghèo chia sẻ bí quyết nuôi dạy giúp 2 con đỗ vào trường đại học danh tiếng
Giai đoạn bé 3 hoặc 4 tuổi thường là thời điểm nghịch ngợm và ương bướng nhất. Thông thường, các cha mẹ than thở rằng không thể quản lý được con khi ở nhà. Nhiều người đã phải “cầu cứu” tới các cô ở trường mẫu giáo. Tuy nhiên đôi khi, chính giáo viên, những người có tố chất sư phạm cũng phải “bó tay” trong việc dạy các bạn trẻ này nếu như không nền tảng giáo dục từ gia đình có “lỗ hổng” lớn.
Anh Zhang, người đàn ông Trung Quốc là cha của một cậu bé 4 tuổi. Một ngày nọ, anh bất ngờ nhận được cuộc gọi từ hiệu trưởng trường mẫu giáo nơi con theo học. Qua điện thoại, người phụ trách nói rằng con trai anh không thể tiếp tục theo học tại trường vì cậu bé gây ra quá nhiều rắc rối. Sau khi đã cân nhắc kỹ lưỡng, hội đồng nhà trường đã quyết định phải cho bé nghỉ học và sẽ hoàn lại toàn bộ học phí cho gia đình.
Anh Zhang đã cảm thấy thật xấu hổ khi nghe tin con trai bị đuổi học. Con mới chỉ 4 tuổi, dù cậu bé có hơi nghịch ngợm một chút nhưng anh vẫn không thể chấp nhận được việc nhà trường lại không cho con anh tiếp tục đi học.
Từ hôm con bị đuổi học, anh Zhang buồn bã đến mất ngủ. Anh suy nghĩ rất nhiều và không hiểu vì sao con mình lại tới mức bị đối xử như vậy. Cuối cùng, anh quyết định liên lạc với giáo viên chủ nhiệm lớp của con để được nghe những lời giải thích. Anh chat với cô giáo và sau cuộc trò chuyện đó, anh Zhang cảm thấy hối hận rất nhiều.
Giáo viên của con trai anh chia sẻ rằng cậu bé thường thích trêu chọc các bạn cùng lớp, thậm chí còn đặt giun vào cốc của các bạn, khiến các bạn bị bệnh. Ngoài nghịch ngợm, khả năng tự chăm sóc bản thân của con trai anh cũng rất kém. Đã 4 tuổi nhưng cậu bé cũng không biết bảo với cô khi muốn đi vệ sinh mà toàn tè luôn ra quần.
Sự trao đổi này lần đầu tiên khiến anh Zhang nhìn nhận lại cách mà gia đình anh đang giáo dục con. Nó thực sự là một vấn đề. Con anh đã không biết tự chăm sóc bản thân, thậm chí còn nghịch tới mức làm tổn thương người khác. Nghe những gì cô cung cấp, anh tự thấy việc con bị đuổi học cũng là có lí do.
Mặc dù nhà trường chọn phương án cho cậu bé nghỉ học thực sự không hoàn toàn đúng đắn nhưng anh thấy nguyên nhân sâu xa và quan trọng nhất vẫn đến từ sự dạy con sai cách của vợ chồng anh. Rõ ràng với những đứa trẻ như vậy, ngay cả khi nhà trường không đuổi học con thì bạn bè cũng sẽ không thể nào chấp nhận nổi một người như thế trong lớp. Và con cũng sẽ bị cô lập.
Vậy cha mẹ nên làm gì để giáo dục con cái?
Hãy để trẻ tự làm việc của mình
Con trai của Zhang Zhang, 4 tuổi, ở độ tuổi này, bé có thể chăm sóc bản thân mình ở những điều cơ bản nhất. Việc cậu bé không biết cả những việc nhỏ nhặt chính là vì cách yêu thương, chiều chuộng con thái quá của người lớn trong nhà. Con cần phải được tự làm những việc trong khả năng của mình để rèn luyện tính tự giác và tự biết chăm sóc bản thân. Nhưng khi cha mẹ bao bọc quá nhiều, không để bé động tay, động chân vào thứ gì tất yếu sẽ dẫn đến việc bé không phát triển được tính tự lập.
Khi ra môi trường công cộng, những bạn trẻ như vậy sẽ không thể hòa nhập được và luôn bắt người khác phải phục dịch mình.
Dạy trẻ sự tử tế và tôn trọng
Trẻ em thích trêu chọc bạn cùng lớp. Ngoài việc đó là hành động trẻ con thì nó còn ẩn chứa nguyên nhân sâu xa là đứa trẻ đó thiếu tôn trọng người khác. Một đứa trẻ thân thiện và biết cách tôn trọng người khác nói chung sẽ không bao giờ chọc tức hay quấy phá các bạn và những người xung quanh. Phần lớn tính cách này hình thành là do sự ưu ái của cha mẹ dành cho đứa trẻ ở nhà dẫn đến sự kiêu ngạo ở trẻ, không biết tôn trọng người khác. Do đó, cha mẹ nên thường giáo dục con cái có sự thân thiện, để trẻ có thể kết bạn nhiều hơn.
Không bao biện cho tính xấu của con
“Nó vẫn là trẻ con mà”; “Nó là trẻ con nên chưa hiểu gì đâu”… Đây là những lời mà nhiều phụ huynh thường dùng để bao biện cho con khi con mắc lỗi. Họ không mắng con, không uốn nắn giáo dục con, chỉ cho con thấy cái sai mà luôn đinh ninh rằng con mình còn nhỏ và làm thế là đương nhiên. Chính sự bao che này của cha mẹ khiến trẻ hình thành tính cách cho mình là trung tâm, mình không bao giờ sai. Điều này không có lợi cho sự phát triển của trẻ sau này.