Nếu nắm chắc 6 kỹ năng này, con bạn sẽ có lợi thế hơn không chỉ ở trường học mà còn trong công việc tương lai.
- Bố ngủ quên khi vừa bế con vừa xem tivi, bé gái 1 tháng tuổi ngừng thở và ra đi mãi mãi
- Con trai hỏi "bao cao su là gì", Thân Thúy Hà ú ớ đáp được dân mạng khen hết lời
Trong xã hội phát triển, việc thành thạo những kỹ năng thiết yếu sẽ giúp con bạn có tương lai tươi sáng hơn bạn bè cùng trang lứa.
Dưới đây là 6 kỹ năng vô cùng quan trọng, bố mẹ cần ghi nhớ và dạy con ngay từ nhỏ:
1. Có trọng tâm trong cuộc sống
Theo Tiến sĩ Greg Lim-Lange và vợ, đồng tác giả cuốn sách Deep Human, vấn đề số 1 giới trẻ hiện nay gặp phải là không biết trọng tâm của cuộc sống là gì.
"Giới trẻ quá mất tập trung để có thể đạt được những gì họ thực sự muốn trong cuộc sống. Họ không có trọng tâm và có quá nhiều lựa chọn về công việc tương lai".
Greg Lim-Lange
Từ những quan sát và kinh nghiệm của bản thân, vợ chồng Tiến sĩ Lim-Lange khuyên các bậc phụ huynh nên giúp con định hình tương lai và các mục tiêu cuộc sống từ sớm. Điều này sẽ giúp các con khi trưởng thành không bị choáng và bối rối về con đường tương lai.
2. Tự nhận thức về bản thân
Tự nhận thức về bản thân là một kỹ năng quan trọng mà bố mẹ cần phải dạy trẻ ngay từ khi còn nhỏ.
Dạy trẻ tự nhận thức về bản thân sẽ bao gồm các điều như: Sở thích, điểm mạnh, điểm yếu cá nhân,… Theo vợ chồng tiến sĩ Lim-Lange, một số sinh viên họ gặp ở các cuộc hội thảo việc làm thường rất bối rối, không biết những điểm mạnh, yếu của bản thân và dễ bị lúng túng khi nhà tuyển dụng đưa ra các câu hỏi thử thách.
Để con nắm rõ được những điểm mạnh, yếu của bản thân, ngay từ nhỏ, bố mẹ hãy khuyến khích con trải nghiệm, tham gia thật nhiều hoạt động mới. Đó có thể là một lớp học bơi, lớp học đánh đàn hoặc lớp học múa hát,…
3. Có sự đồng cảm
Đồng cảm là một đức tính vô cùng quan trọng trong đời sống con người. Nó giúp chúng ta có thể kết nối sâu sắc với nhau mà không phải lo lắng hoặc sợ bị người khác đánh giá.
Mặc dù chúng ta đang bước vào kỷ nguyên tự động hóa cao nhưng chúng ta vẫn khao khát sự tương tác và tiếp xúc của con người. Chẳng hạn như việc mua thực phẩm ở máy bán hàng tự động có vẻ rất nhanh chóng, tiện lợi nhưng mua hàng với dịch vụ chăm sóc, tương tác giữa người thật vẫn tuyệt vời hơn nhiều.
Bố mẹ có thể nuôi dưỡng sự đồng cảm ở trẻ bằng cách tạo ra một môi trường thân thiện, nơi trẻ có thể tâm sự với bố mẹ về bất cứ điều gì mà không cần phải sợ hãi.
4. Biết cách kiểm soát suy nghĩ
Nghiên cứu cho thấy, bộ não con người dành 47% thời gian để tập trung nghĩ về những điều đã xảy ra trong quá khứ hoặc trăn trở về những sự việc ở tương lai.
Điều này khiến chúng ta không thể tận hưởng khoảnh khắc hiện tại, thấy cuộc sống kém hiệu quả và hạnh phúc. Để tối ưu hóa não bộ, chúng ta hãy học cách kiểm soát suy nghĩ và chỉ tập trung vào những điều tốt đẹp đang diễn ra trong cuộc sống.
Điều này không chỉ giúp chúng ta sống hiệu quả hơn mà còn rất tốt cho sức khỏe tinh thần.
Ngay từ khi còn nhỏ, bố mẹ hãy dạy cho con các kỹ năng kiểm soát suy nghĩ của não bộ bằng các bài tập thiền hay những trò chơi giúp thư giãn đầu óc.
5. Biết nắm bắt cảm xúc của bản thân
Trẻ cần phải biết rõ các từ miêu tả cảm xúc của bản thân như tuyệt vọng, giận dữ, hồi hộp, vui vẻ,…
Theo vợ chồng Tiến sĩ Lim-Lange, rất nhiều người trẻ hiện nay thiếu sự hiểu biết cơ bản về cảm xúc của bản thân. Tiến sĩ Greg Lim –Lange cho biết, mỗi khi hỏi sinh viên của mình đang cảm thấy như thế nào, họ chỉ có thể trả lời bằng 3 từ: "Bình thường", "Không có gì" và "Buồn ngủ".
Việc không biết và không thể mô tả chính xác bản thân đang cảm thấy như thế nào sẽ khiến chúng ta khó kết nối được với người khác. Điều này khiến con người chẳng khác gì robot.
Bố mẹ có thể dạy con nhận thức cảm xúc đơn giản bằng cách cho chúng tự do thể hiện bản thân và cùng nhau chia sẻ về những cảm xúc khó khăn gặp phải trong ngày.
6. Có đầu óc sáng tạo
Sáng tạo luôn được xem là một trong những kỹ năng quan trọng, cần thiết cho tương lai. Theo trang Linkelin Learning, sáng tạo là kỹ năng được yêu cầu nhiều thứ hai tại nơi làm việc.
Để khuyến khích trí sáng tạo, ngay từ nhỏ, bố mẹ hãy cùng trẻ thực hiện các dự án nhỏ và cho trẻ cơ hội được đề xuất, đưa ra các ý tưởng giải quyết vấn đề.