Bé 7 tuổi khóc lóc xin tha, mẹ vẫn quyết đánh để răn đe rồi nhận kết cục đau lòng

Bài học làm mẹ 28/09/2019 13:00

Bị mẹ đánh ngã lăn dưới đất, nhìn thấy cảnh mẹ “đằng đằng sát khí”, cậu bé sợ hãi hét lên: “Mẹ ơi, con không dám nữa, mẹ ơi, con không dám”.

Người ta vẫn thường nói, hổ dữ cũng không ăn thịt con. Thế nhưng thực tế cuộc sống, một vài bậc cha mẹ cực kỳ hung dữ với chính con đẻ của mình. Vì rất nhiều lí do, họ sẵn sàng trút giận lên những đứa trẻ ngây thơ, non nớt.

Mới đây, một cậu bé 7 tuổi tên Qiangqiang, người Trung Quốc đã qua đời chỉ vì cơn nóng giận vô lý của mẹ. Qiangqiang vừa mới vào lớp một ở một trường tiểu học. Cậu bé muốn có một chiếc cặp sách mới cho riêng mình trước khi bắt đầu năm học mới. Thế nhưng mẹ của cậu bé yêu cầu con dùng lại chiếc cặp cũ của anh trai. Cậu bé đã rất khó chịu và khóc lóc đòi mẹ mua cho cặp mới.

Bé 7 tuổi khóc lóc xin tha, mẹ vẫn quyết đánh để răn đe rồi nhận kết cục đau lòng - Ảnh 1

Cơn nóng giận của cha mẹ có thể gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc cho con (Ảnh: Sohu)

Trước sự ăn vạ và không nghe lời của con, người mẹ đã bùng lên cơn giận dữ. Cô cầm que đánh con và coi đó như một cách để răn đe. Bị mẹ đánh ngã lăn dưới đất, nhìn thấy cảnh mẹ “đằng đằng sát khí”, cậu bé sợ hãi hét lên: “Mẹ ơi, con không dám nữa, mẹ ơi, con không dám”.

Nhưng sẵn cơn bực tức trong người, mẹ cậu bé thậm chí không dừng lại để nghe con nói. Cô tiếp tục đánh con trong vô thức. Cho tới khi cậu bé ngất xỉu, lúc này cô mới hoảng sợ và đưa con đến bệnh viện. Đau đớn thay, khi tới nơi, cậu bé đã không còn thở nữa. Người mẹ từng đánh con mạnh mẽ tới thô bạo ban nãy ngồi bệt dưới đất và bật khóc.

Bé 7 tuổi khóc lóc xin tha, mẹ vẫn quyết đánh để răn đe rồi nhận kết cục đau lòng - Ảnh 2

Sau khi bị mẹ đánh, cậu bé được đưa đến bệnh viện nhưng đã quá muộn màng (Ảnh: Sohu)

Trên thực tế, nhiều cha mẹ sẽ hối hận rất nhiều sau khi họ đã bạo tay với chính con đẻ của mình. Những bất hạnh và bi kịch đã xảy ra chỉ vì họ không thể kiểm soát được cảm xúc nhất thời của mình. Vậy, cha mẹ nên làm gì trong những lúc con không nghe lời và sự bực bội của bản thân tăng cao? Đâu mới là cách giáo dục con đúng đắn nhất?

Nhiều cha mẹ vẫn nghĩ “yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Đó là lí do họ sẵn sàng dùng vũ lực để dạy con. Những đứa trẻ lớn lên dưới sự giáo dục như vậy thường có vẻ ngoài ngoan ngoãn, nhưng thực chất là sự cam chịu. Về lâu dài, chúng sẽ hình thành tính cách có xu hướng bạo lực. Do đó, việc giáo dục bằng đòn roi không phải là một gợi ý hay. Dưới đây là những điều chính để các bậc làm cha, làm mẹ cùng tham khảo:

Đầu tiên, ổn định cảm xúc của bạn

Trong cuộc đấu tranh giữa trẻ và cha mẹ, trước tiên cha mẹ phải ổn định cảm xúc. Bởi vì trẻ vẫn còn nhỏ, không dễ kiểm soát bản thân như người lớn chúng ta. Nếu cha mẹ dễ dàng bị trẻ điều khiển vào thời điểm này, hậu quả sẽ không thể tưởng tượng được. Vì vậy, cha mẹ nên quản lý cảm xúc và đối phó với cơn nóng giận của chính mình một bình tĩnh nhất.

Thứ hai, lắng nghe trẻ nói

Một số trẻ có thể không thể hiện sự chính xác hoặc rõ ràng điều mình muốn ngay lập tức. Vào thời điểm này, nếu cha mẹ bùng nổ cơn giận trẻ có khả năng sẽ càng bức bối và quấy nhiễu hơn, thậm chí là gào thét ăn vạ khi chưa được nói ra điều con muốn. Do đó mâu thuẫn giữa hai bên sẽ leo thang. Cha mẹ phải lắng nghe con cái để nói xong, sau đó bình tĩnh phân tích và đối phó với chúng.

Thứ ba, đừng rầy la chuyện đã qua sau khi trẻ mắc lỗi

Trong quá trình lớn lên, không thể tránh khỏi những sai lầm sẽ xảy ra. Có nhiều cách để cha mẹ giáo dục con, không nhất thiết phải là la mắng, quát tháo. Nếu đứa trẻ vẫn không nhận ra lỗi lầm của mình sau một lời khiển trách đơn giản, hãy cho con thời gian ở nhà tự nghiền ngẫm, suy nghĩ hoặc để con bình tĩnh lại. Cha mẹ không nên nói đi nói lại hoặc la mắng ngay sau khi con vừa mắc lỗi vì nó sẽ chỉ làm mâu thuẫn thêm sâu sắc.

Cha mẹ nào cũng muốn con mình ngày càng xuất sắc và nếu muốn được như vậy, điều đầu tiên bạn cần phải làm trong quá trình nuôi dạy con cái là kiểm soát chính sự tức giận của bản thân mình.

Tổ chức dinh dưỡng Mỹ khuyên cha mẹ không nên cho trẻ dưới 1 tuổi uống loại đồ uống này, dù chỉ là một chút

Ngon và tưởng rất bổ dưỡng nên nhiều bố mẹ đã cho bé yêu của mình sử dụng loại đồ uống này ngay từ vài tháng tuổi.

TIN MỚI NHẤT