Sai lầm thường thấy của các bậc cha mẹ là cởi bỏ áo quần của bé rồi mới ngâm vết bỏng vào nước.
- Trẻ bị bỏng nặng chỉ vì 1 sơ suất rất nhỏ nhưng nhiều cha mẹ mắc phải khi chuẩn bị nước tắm cho con
- Từ vụ bỏng nặng do nổ bóng bay, bố mẹ cần lưu ý gì khi cho con chơi loại bóng khí này
Chăm sóc trẻ nhỏ là một chuyện không hề đơn giản. Ngay từ nhỏ, bố mẹ luôn phải lo lắng thói quen ăn uống và sinh hoạt của bé. Khi trẻ đi học, nỗi lo của bố mẹ là thành thích học tập của trẻ có tốt không, bé có phát triển bình thường như các bạn không? Và trong suốt quá trình trưởng thành, điều khiến phụ huynh lo lắng nhất là sự an toàn của trẻ.
Tiểu Kỳ (4 tuổi), sống tại Trung Quốc, được bố mẹ dẫn về quê thăm bà nội trong kỳ nghỉ dài ngày. Sinh nhật của cậu bé vào cuối tháng 11, do đó cả nhà quyết định tổ chức sớm và mời bạn bè của Tiểu Kỳ ở quê đến tham dự.
Cô của Tiểu Kỳ sau khi nấu nướng đã đặt chảo dầu nóng dưới đất. Không may là cậu bé trong lúc nô đùa với bạn bè đã ngã người và nhúng tay vào chảo dầu nóng. Bà nội lập tức đưa cánh tay bỏng của Tiểu Kỳ vào dưới vòi nước và xả nước cho vòi chảy nhẹ nhàng khoảng 20 phút. Sau đó, bà dùng kéo cắt tay áo xung quanh vết bỏng và bôi thuốc trị bỏng cho cậu bé.
Sau khi đến bệnh viện, bác sĩ nhìn vào cách sơ cứu vết bỏng đã dành những lời khen ngợi cho bà nội của bé. Bởi bà đã sơ cứu đúng phương pháp giúp giảm độ sâu của vết bỏng và tránh để lại sẹo khi vết thương lành.
Nhận biết bỏng bằng cách nào? Bỏng được chia làm 4 cấp độ:
Độ 1: Bỏng bề mặt, làn da ửng đỏ, không xuất hiện bóng nước.
Độ 2: Bỏng một phần da, xuất hiện bóng nước.
Bé 4 tuổi bị bỏng do chảo dầu, cách sơ cứu của bà khiến bác sĩ khen ngợi hết lời - Ảnh 2.
Vết bỏng chia thành nhiều cấp độ khác nhau.
Độ 3: Bỏng toàn bộ các lớp da, tổn thương bao gồm cả lỗ chân lông và tuyến mồ hôi.
Độ 4: Bỏng phá huỷ hết da, bỏng ăn tới tận cơ, xương, cả một vùng của chi bị cháy đen.
Phương pháp sơ cứu bỏng đúng cách
1. Dội nước hoặc ngâm vết bỏng trong nước lạnh
Dội nước hoặc ngâm vết bỏng trong nước lạnh từ 20 - 40 phút sẽ giúp làm dịu vết bỏng, giảm bớt đau rát, giảm sưng và tránh tình trạng viêm nhiễm.
2. Dùng kéo cắt bỏ áo quần xung quanh vết bỏng
Sai lầm thường thấy của các bậc cha mẹ là cởi bỏ áo quần của bé rồi mới ngâm vết bỏng vào nước. Sự chậm trễ không cần thiết này sẽ khiến vết bỏng lan sâu, rộng và dễ nhiễm trùng. Cởi áo quần của bé sẽ vô tình khiến áo quần ma sát vào vết bỏng gây vỡ bóng nước trên da.
Bóng nước vốn có tác dụng bảo vệ làn da bị bỏng nên cha mẹ không nên dùng ngoại lực lôi kéo khiến nó bị vỡ dễ để lại sẹo. Phương pháp đúng nhất là nên ngâm vết bỏng trong nước rồi dùng kéo cắt bỏ áo quần xung quanh vết bỏng.
3. Bôi thuốc trị bỏng
Đối với trường hợp bé bị bỏng nhẹ như đỏ rát, có bóng nước nhỏ, cha mẹ có thể bôi thuốc trị bỏng cho bé.
Đối với trường hợp bé bị bỏng nặng, cha mẹ tốt nhất không nên bôi bất cứ thứ gì lên vết bỏng của bé để tránh bị nhiễm trùng, hãy dùng gạc vô khuẩn hoặc miếng vải sạch băng vùng bị bỏng và nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện điều trị.