Bề ngoài, nhiều trẻ khéo miệng, được khen ngợi là thông minh, ngoan ngoãn, nhưng thực tế lại giỏi nói, lười làm.
- Đưa con đi khám mắt, mẹ bị bác sĩ mắng té tát vì cho con xem điện thoại khiến 1 mắt lác, 1 mắt loạn
- Giúp con thuận tay trái viết thạo cả hai tay, mẹ Nhật Nam tiết lộ cách rèn giũa
Hành vi của nhiều trẻ khiến bố mẹ chúng nghĩ rằng chúng thông minh từ nhỏ, sau này có thể thành tài, nhưng thực ra không phải vậy. Nếu con bạn có ba loại hành vi dưới đây, cần phải sửa chữa cho con sớm, nếu không con có thể phát triển sai lệch.
1. Tiện tay thích cái gì là lấy cái đó
Hành vi "tiện tay" của trẻ được không ít cha mẹ cổ súy, coi đó như sự nhanh nhẹn, khôn lanh, nhưng kỳ thực đó là một hành vi xấu. Ví dụ, khi đến nhà khác chơi, thấy có món đồ chơi đẹp, trẻ âm thầm đút vào túi mình để giấu đi, mang về nhà chơi mà không trả lại. Hoặc khi đi siêu thị với người lớn, thấy món đồ gì đó ngon lành, trẻ giấu vào tay, mang về thay vì đưa ra quầy trả tiền, hoặc thậm chí ăn ngay tại nơi bán.
Ngay khi phát hiện con có những hành vi tiện tay này, bạn cần giải thích với con rằng đó là việc làm xấu, có thể coi là lấy trộm đồ, sẽ bị phạt. Nếu bạn coi đây là trò trẻ con và bỏ qua, mai sau khi lớn hơn, trẻ sẽ không có bạn bè vì không được ai tin tưởng.
2. Không bao giờ chấp nhận thua cuộc
Nhiều ông bố bà mẹ hiểu nhầm rằng phản ứng gay gắt của đứa trẻ mỗi khi thua cuộc đồng nghĩa với cá tính mạnh, tư chất "hơn người". Trên thực tế, đây là biểu hiện của trẻ ích kỷ, được lớn lên trong môi trường tốt, được cha mẹ quá yêu chiều.
Loại trẻ này cho mình là trung tâm vũ trụ, không muốn chia sẻ sự quan tâm với bất cứ ai khác. Kiểu trẻ này lớn lên rất khó làm việc với tập thể, bởi lúc nào cũng khăng khăng bảo vệ quan điểm của mình, dẫn đến tâm lý "ăn thua", không chịu nhịn nhường bất cứ ai.
3. Giỏi nói, lười làm
Trẻ loại này rất khéo đón ý bố mẹ và người lớn. Chúng biết bố mẹ mong muốn gì và luôn thể hiện thái độ lắng nghe bạn nói. Bề ngoài, đó là những trẻ khéo miệng, được mọi người khen ngợi là thông minh, ngoan ngoãn, nhưng thực tế lại "nói mà không chịu làm".
Ví dụ, khi trẻ hư, làm sai lời, trẻ sẽ rối rít xin lỗi bạn. Trẻ hứa hẹn sẽ sửa đổi, không hư, tuy nhiên lần sau vẫn tiếp tục tái phạm. Nhiều bố mẹ chủ quan cho rằng chỉ cần trẻ biết nhận lỗi đã là tốt, hành vi phải dần dần mới thay đổi được, song thực tế không phải vậy. Thói quen duy trì lâu dài sẽ khiến trẻ hình thành tính ưa nói điều hay, ý đẹp, nhưng lại không bắt tay vào thực hiện, chỉ nói rồi để đấy, chính là kiểu "miệng đỡ chân tay".
Khi trưởng thành, con có thói quen lấy lời nói xoa dịu người khác thay vì thể hiện trách nhiệm bằng hành động, không sớm thì muộn sẽ nhận lại sự thiếu tin tưởng, tôn trọng.