Sau đây sẽ là tất cả những thông tin mà bạn cần để có thể chuyển đổi chế độ ăn của bé từ sữa sang đồ ăn dặm và sữa tươi một cách nhẹ nhàng.
- Bà bầu có nên uống sữa đậu nành và liệu nó có ảnh hưởng gì xấu đến thai nhi?
- Những người tuyệt đối không nên uống sữa vào buổi sáng
Đến một giai đoạn nhất định, bé nhà bạn sẽ bắt đầu cảm thấy hứng thú và tò mò với đồ ăn của bố mẹ. Đó là lúc bé đang gửi tín hiệu cho bạn biết rằng sữa đã không còn là đồ ăn duy nhất bé thích nữa. Mặc dù bé có vẻ thích thú là vậy, nhưng hãy sẵn sàng đối mặt với khoảng thời gian không ít mệt mỏi, thất vọng và hỗn loạn phía trước khi bạn chuyển đổi chế độ ăn của bé từ sữa sang đồ ăn dặm và sữa tươi.
Nhưng mẹ cũng không cần phải quá lo lắng với 6 bí quyết sau đây:
1. Hiểu rõ về giai đoạn chuyển đổi này
Đây là giai đoạn chuyển đổi dần dần chế độ ăn của bé, giới thiệu thức ăn dặm cho bé vào khoảng lúc bé 6 tháng tuổi. Thức ăn dặm là những loại thức ăn không phải sữa và mẹ nên tập cho con uống sữa tươi hoặc sữa tiệt trùng khi con được 1 tuổi. Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng thời điểm tốt nhất để bắt đầu cho bé ăn dặm và khoảng từ 4 đến 7 tháng tuổi.
Sự quan tâm tò mò của bé đến thức ăn của chỉ là một dấu hiệu. Trước khi tập ăn dặm, bé nhà bạn đã phải tự ngồi được, lưỡi không còn thói quen khi bú và có thể tự cầm thức ăn. Nếu bé đã có đủ 4 yếu tố này thì có vẻ như bé đã sẵn sàng bắt đầu hành trình rồi đấy!
2. Loại thức ăn nào phù hợp?
Tìm được câu trả lời cho câu hỏi này không phải là dễ. Khi lên danh sách mua đồ ăn cho bé, hãy nhớ tập trung vào những loại thực phẩm giàu chất sắt để bù vào sự giảm lượng chất sắt. Cùng với đó là những loại thực phẩm giàu vitamin C để giúp trẻ hấp thụ chất sắt tốt hơn.
Với những loại thực phẩm giàu sắt và protein, hãy cho trẻ ăn những loại rau màu xanh đậm như rau chân vịt, bông cải xanh cũng như các loại thức ăn như thịt, lòng đỏ trứng gà, đậu lăng và những loại ngũ cốc tăng cường chất sắt.
Mẹ cũng nên cho con thử nhiều loại hoa quả khác nhau như chuối, táo và củ dền. Rau củ thì có khoai lang, đậu xanh và cà rốt cũng rất tốt.
3. Những loại thức ăn nên tránh trong thời kì này
Trong thời kì chuyển giao này, mẹ được khuyên nên tránh cho con ăn mật ong, các loại hạt và nho. Mật ong có thể chứa bào tử có hại gây ngộ độc tiềm ẩn và nên tránh trong những năm đầu đời của bé.
Cũng đừng để bé ăn những loại hạt hay nho hay bất cứ loại đồ ăn tròn hay cứng nào có thể gây hóc hoặc nghẹn. Tuy vậy, những loại hạt lại rất giàu dinh dưỡng nên thay vào đó mẹ có thể cho con ăn dưới dạng bột, chỉ cần nhớ là tập cho con ăn dần dần từng loại một và để ý đến bất kì phản ứng dị ứng nào của bé để ngừng kịp thời.
4. Cho bé nhiều lựa chọn
Tập cho bé ăn nhiều loại thức ăn từ khi còn nhỏ giúp hình thành nên những thói quen ăn uống lành mạnh và giúp tránh được chứng kén ăn. Vì thế, đừng tạo cho bé thói quen chỉ ăn mỗi loại thức ăn con thích. Nhưng mẹ cũng nên ghi nhớ rằng nên tập cho bé từ từ từng loại một để có thể kiểm soát được bất kì dị ứng hay vấn đề về tiêu hóa nào.
5. Kết hợp thức ăn dặm với sữa một cách hợp lý
Trong giai đoạn chuyển đổi, mẹ không nên cắt sữa mẹ hay sữa bột hoàn toàn khỏi chế độ ăn của bé một cách đột ngột. Trong 6 tháng đầu bắt đầu thay đổi, mẹ vẫn nên bổ sung vào những bữa ăn dặm của con với sữa mẹ hoặc sữa bột nhưng phải để ý cẩn thận tỉ lệ thức ăn dặm và sữa mà bé đang ăn mỗi ngày. Tỉ lệ này nên tăng lên dần khi bé lớn hơn và hệ tiêu hóa phát triển hơn. Thông thường, trẻ từ 6-12 tháng tuổi có thể uống từ 500 đến 750 ml sữa mỗi ngày, ngoài các bữa ăn dặm.
6. Chuyển đổi từ sữa bột sang sữa tươi và sữa tiệt trùng
Mẹ được khuyên không nên cho bé uống sữa bò trong 1 năm đầu đời bởi sữa bò là loại sữa khó tiêu và có thể gây áp lực cho thận còn non yếu của bé. Nó cũng không chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu như sắt hay vitamin C và điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu sắt ở trẻ. Nhưng ngay khi bé được 1 tuổi và đã có một chế độ ăn cân bằng thì mẹ bắt đầu có thể cho con uống sữa bò.
Quá trình thay đổi cần được diễn ra một cách từ từ, và mẹ nên nhớ nằm lòng những điều sau:
- Bé sẽ phải mất một khoảng thời gian nhất định để làm quen với sữa bò bởi sữa bột ngọt hơn. Có một cách hay để “đánh lừa” trẻ chính là trộn sữa bột với sữa tươi với tỉ lệ được thay đổi dần cho đến khi cho bé uống 100% sữa tươi.
- Một cách khác có thể áp dụng là khiến bé hứng thú với việc uống sữa. Ví dụ, mua 1 chiếc cốc mới chỉ dành cho bé uống sữa và cho bé thấy bạn thích thú với chiếc cốc mới như thế nào, vì sự hứng thú có thể “lây nhiễm” mà.
- Mẹ cũng nên làm ấm sữa tươi trước khi cho bé uống bởi thường sữa tươi không được ấm như sữa mẹ hay sữa bột.
- Khi tập cho bé uống sữa tươi, vẫn phải đảm bảo rằng bé có 1 chế độ ăn dặm cân bằng.
- Cuối cùng, đừng quên cho bé uống cả sữa nguyên kem bởi vì trẻ ở độ tuổi này vẫn cần nhiều chất béo hơn.