Bên cạnh đó, khi cho bé ăn tôm hay hải sản mẹ cũng nên lưu ý tới chế độ ăn phù hợp. Không kết hợp tôm với những thực phẩm kỵ tôm cùng một lúc dễ ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.
- 4 tư thế ngủ tưởng vô hại nhưng có thể ảnh hưởng đến ngoại hình khiến trẻ xấu xí hơn và ảnh hưởng đến trí thông minh
- Hành trình sinh non nghĩ lại vẫn "hú hồn" của nhà sao Việt
Trẻ bị dị ứng không ăn tôm
Có một số ít người, nhất là trẻ em có thể trạng dị ứng với tôm (không riêng đối với tôm, nhiều thức ăn khác như trứng, cá, sữa bò, sôcôla... cũng dễ gây dị ứng). Triệu chứng thường gặp nhất của dị ứng thức ăn là nổi mày đay: trên da bệnh nhân xuất hiện những vùng đỏ, nổi cục, rất ngứa. Khi nổi mày đay cũng có trẻ bị sốt nhẹ. Cách xử lý là phải ngừng ngay loại thức ăn gây dị ứng và sau đấy tránh cho trẻ ăn chúng. Có thể dùng một số thuốc chống dị ứng thông thường, như thuốc kháng histamin (AH3, xirô phenergan...).
Ăn vỏ tôm
Trái ngược với suy nghĩ nhiều người, phần thịt của tôm mới là nơi chứa nhiều canxi nhất. Vỏ tôm được cấu tạo chủ yếu từ kitin, chất này không hề chứa canxi mà còn tương đối khó tiêu hóa. Chính vì vậy, việc cố gắng ăn hay bắt trẻ em ăn tôm cả vỏ để giúp tăng canxi là một quan niệm sai lầm, thậm chí còn dễ tăng nguy cơ hóc vỏ tôm cho trẻ nữa.
Ăn mắt tôm
Nhiều người cho rằng mắt tôm chứa nhiều giá trị dinh dưỡng rất tốt cho mắt. Ngoài ra nhiều người còn ví 2 mắt tôm có tác dụng như 2 viên viagra cho đàn ông. Nhưng trên thực tế thì quan niệm này vẫn chưa được một nghiên cứu hay tổ chức y tế, dinh dưỡng nào chứng nhận. Không những thế, theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu trẻ bị đau mắt đỏ, ăn tôm vào sẽ làm tình trạng đau mắt đỏ trở nên trầm trọng hơn. Rất nhiều cố gắng ăn phần vỏ tôm cứng vì nghĩ rằng chứa nhiều canxi. Tuy nhiên, thực tế thì phần thịt, càng và chân của tôm mới là bộ phận chứa nhiều canxi nhất.
Ăn cùng rau, củ, quả giàu vitamin C
Tôm không nên nấu chung với các loại rau, củ giầu vitamin C, hoặc không ăn các loại quả giầu vitamin C ngay sau khi ăn tôm, vì vitamin C có thể kết hợp với độc tố có sẵn trong vỏ tôm gây ngộ độc nghiêm trọng.
Cho trẻ ăn quá nhiều
Nhiều người có sở thích và thói quen ăn nhiều tôm vì nghĩ đây là loại thực phẩm nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Cha mẹ nghĩ vậy nên cũng cố gắng cho trẻ ăn càng nhiều tôm càng tốt. Trên thực tế, cách chất dinh dưỡng có trong tôm như đạm, photpho, acid beops, canxi, các chất khoáng… nếu được hấp thụ quá nhiều sẽ gây tình trạng rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, chướng bụng, thậm chí dẫn đến tiêu chảy. Người lớn chỉ nên ăn tối đa 100g tôm mỗi ngày và trẻ em dưới 4 tuổi chỉ nên ăn hạn chế ở mức 20-50g thịt tôm tùy từng lứa tuổi.
Ăn tôm khi đang bị ho
Ăn tôm khi đang bị ho sẽ khiến bệnh càng nặng hơn bởi hệ hô hấp của những người đang bị ho rất dễ phản ứng với vị tanh từ tôm, khiến tình trạng ho sẽ dai dẳng lâu khỏi.
Trường hợp nếu bị ho do dị ứng, bạn nên kiêng tôm cho đến khi tình trạng ho chấm dứt, vì đôi khi hiện tượng ho có thể do hậu quả của dị ứng thực phẩm.
Cho bé ăn tôm như thế nào là an toàn
Khi cho bé ăn tôm, mẹ nên bóc bỏ toàn bộ vỏ. Nếu muốn con được bổ sung canxi từ tôm thì lấy phần chân, càng, đầu tôm, xay nhuyễn, lọc lấy nước nấu cho bé cùng phần thịt tôm là đủ. Sau khi cho bé ăn tôm hoặc ăn hải sản, sau khoảng 4 giờ bạn mới nên cho trẻ ăn những trái cây giàu acid tannic.